Cover bài hát, liệu có vi phạm bản quyền âm nhạc?
Với sự phát triển của mạng xã hội, việc cover bài hát và đăng tải trên MXH đã ngày càng trở nên phổ biến. Đã có không ít người được biết đến hay nổi tiếng nhờ hình thức này. Nhưng liệu việc cover bài hát của người khác có phải là hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc hay không?
Việc chúng ta cover bài hát chính là hát lại một ca khúc đã có sẵn từ trước và đã được phát hành thương mại hay là một ca khúc nổi tiếng nào đó.
Theo như những quy định trước đó thì quyền tác giả đối tác phẩm âm nhạc sẽ tự động phát sinh khi sáng tạo mà không phân biệt đã được công bố hay chưa công bố và đã được đăng ký hay chưa đăng ký bản quyền tác giả. Vì thế, việc cover bài hát có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh, nhưng nếu muốn cover lại bài hát nào đó thì người thực hiện cover phải được sự đồng ý, cho phép từ phía tác giả tác phẩm hoặc chủ sở hữu ca khúc này.
- Ca sĩ Lệ Quyên, Tùng Dương và Đan Trường bị tố vi phạm bản quyền âm nhạc với ca khúc ‘Ai chung tình được mãi’
- Cover bài hát, liệu có vi phạm bản quyền âm nhạc?
- Vi phạm bản quyền trong Cover bài hát
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng diễn biến phức tạp
Từ đó, ta có thể biết rằng nếu người cover lại bài hát mà không xin phép tác giả hay chủ sở hữu trước đó mà tự ý cover đăng lên MXH thì sẽ coi là hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu nằm trong các trường hợp đã được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ thì người thực hiện cover không phải xin phép hay trả bất kỳ khoản phí tiền nhuận bút hay thù lao nào.
Với những cá nhân hoặc tổ chức muốn được sử dụng bản cover một cách hợp pháp để đăng tải lên Youtube thì cần xin phép trước với phía tác giả hoặc chủ sở hữu bài hát mà mình sử dụng, để tránh những trường hợp bản cover bị đánh bản quyền và bắt buộc gỡ xuống, ảnh hưởng đến chính kênh youtube của mình.
Tóm lại rằng, nếu muốn được cover ca khúc của người khác và đăng tải lên MXH thì bắt buộc phải có được sự cho phép, đồng ý đến từ tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ khi bạn thuộc vào một số trường hợp không phải xin phép như:
- Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học hay giảng dạy.
- Biểu diễn ca khúc trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu phí dưới mọi hình thức.
- Chuyển đổi tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho những người khiếm thị…
Trong số đó, có những trường hợp không phải trả thù lao và cũng có những trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho phía tác giả hoặc người sở hữu quyền tác giả. Tuy vậy, dù trong trường hợp nào thì việc bạn dùng ca khúc cũng phải: không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát, không gây hại ảnh hưởng đến quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả; Cần ghi đầy đủ nguồn gốc, tên tác giả cũng như xuất xứ của tác phẩm.
Theo quy định, việc cover bài hát sẽ cần phải có sự đồng ý từ phía tác giả, người sở hữu tác phẩm đó. Ngoại trừ những trường hợp đã nêu phía trên thì những trường hợp khác đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Sau khi đã mua bản quyền tác phẩm hoặc được sự cho phép của tác giả một cách hợp pháp, thì khi đó người hát mới có quyền cover lại hay đăng tải bài hát mà không vi phạm bản quyền tác giả.
Theo luật, đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trong đó trường hợp dùng bản cover với mục đích biểu diễn thông qua các chương trình ghi hình, ghi âm hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà chưa được cho phép thì mức phạt tiền có thể từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.