Luật bản quyền phần mềm Việt Nam
Luật bản quyền phần mềm Việt Nam được ban hành nhằm bảo vệ bản quyền phần mềm trước các hành vi xâm phạm. Công nghệ phần mềm là ngành công nghệ được chú trọng và phát triển. Bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính là vấn đề đang được dư luận và giới chuyên môn dành sự quan tâm rất lớn, bởi lẽ vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn và phát triển công nghiệp sản xuất phần mêm máy tính của nước ta. Đặc biệt hơn là khi tình hình vi phạm bản quyền phần mềm đang diễn ra rất phổ biến ở nước ta như hiện nay.
Mục lục
Quy định về đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm. Bên cạnh đó cũng hạn chế được những tranh chấp phát sinh.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm.
- Cần đảm bảo tiến độ, chất lượng trong bảo vệ bản quyền
- Luật bản quyền hình ảnh cá nhân ở Việt Nam
- Dự thảo quy định sử dụng tác phẩm phải trả tiền bản quyền
- Dự thảo Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải trả tiền bản quyền
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
Thời hạn đăng ký bản quyền phần mềm là từ 20-25 ngày làm việc. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả /quyền liên quan cụ thể như sau:
– Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
– Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Xử phạt hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Pháp luật nước ta có các quy định chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền phần mềm. Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Theo khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự, cá nhân bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với hành vi sao chép tác phẩm hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm mà xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Đối với trường hợp pháp nhân thương mại đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Theo khoản 2 Điều 225 Bộ luật Hình sự, trường hợp cá nhân phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đồng trở lên, hoặc hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.