Bản quyền tác phẩm âm nhạc Việt Nam từ nước ngoài có doanh thu tăng 82%
Trong tìn hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn sụt giảm, nhưng ăm 2020, số tiền bản quyền thu được từ các tác phẩm âm nhạc Việt Nam từ nước ngoài tăng tới 82% so với năm ngoái.
Mục lục
Tiền bản quyền thu từ các tác phẩm âm nhạc Việt Nam từ nước ngoài từ gần 2 tỷ năm 2019 tăng lên hơn 3,6 tỷ năm 2020
Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho biết, trong năm 2020, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn sụt giảm, nhưng số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đã thu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) đạt hơn 150 tỷ đồng, tăng 12 % so với năm 2019.
Cũng trong năm 2020, số tiền bản quyền thu được từ các tác phẩm âm nhạc Việt Nam từ nước ngoài tăng tới 82% so với năm ngoái, từ gần 2 tỷ năm 2019 lên hơn 3,6 tỷ năm 2020.
- Ca sĩ Lệ Quyên, Tùng Dương và Đan Trường bị tố vi phạm bản quyền âm nhạc với ca khúc ‘Ai chung tình được mãi’
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Apple từ chối cơ hội mua Bing của Microsoft tích hợp với DuckDuckGo
- Cơ quan quản lý Hoa Kỳ yêu cầu tòa án buộc Elon Musk phải làm chứng về việc mua lại Twitter của ông
- Reese Witherspoon bán thương hiệu thời trang Draper James
Cũng trong năm 2020, Trung tâm đã thực hiện 4 đợt chi trả với số tiền khoảng 107,5 tỷ đồng cho các chủ sở hữu quyền tác giả. Dự kiến trong tháng 1/2021, Trung tâm sẽ tiếp tục chi trả 36 tỷ đồng đến các chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, kết quả trên có được là do năm 2020, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã tiếp tục mở rộng hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới.
Việt Nam đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn của các tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới bị sụt giảm rất nhiều, nhưng nguồn thu từ nước ngoài của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn tăng trưởng do tốc độ tăng trưởng lĩnh vực kỹ thuật số từ các tổ chức nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ COMPASS (Singapore), JASRAC (Nhật Bản), SACEM (Pháp), ASCAP (Mỹ), GEMA (Đức), APRA AMCOS (Australia)…
Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn cho biết rằng mối quan hệ hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới không chỉ giúp quảng bá và bảo vệ kho tác phẩm âm nhạc Việt được khai thác tại nước ngoài, mà còn giúp bảo vệ kho tác phẩm nước ngoài của các chủ sở hữu nước ngoài được khai thác ở Việt Nam.
Tới thời điểm này, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới, tăng khoảng 10% so với năm 2019. Trong đó, các tổ chức mới ký trong năm 2020 gồm: SAZAS (Slovenia), STEF (Ireland), RSAU (Rwanda), SAYCE (Ecuador), BSCAP (Belize), UNISON (Tây Ban Nha).
Tập trung vào việc khai thác và bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường internet
Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn cũng nhấn mạnh rằng: “Năm 2020, Trung tâm đã nhận định tình hình ngay từ sớm, khi một loạt lĩnh vực trọng điểm, truyền thống có thể thu phí như nhạc “sống”, nhạc nền, chương trình biểu diễn nghệ thuật… bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng dịch COVID-19. Trung tâm đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động, tập trung vào việc khai thác và bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường internet, tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và các phần mềm tốt nhất vào mọi hoạt động. Đặc biệt, Trung tâm đã đàm phán thành công với Google; Youtube, Facebook; Apple; Tiktok; Spotify; MOOV; Star Maker… để quản lý chặt chẽ trên toàn bộ không gian mạng trong việc khai thác các tác phẩm âm nhạc Việt Nam, đảm bảo tối đa lợi ích của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.”
Trung tâm áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật; khởi kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các trường hợp cố ý làm trái quy định tại Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ về thực hiện nghĩa vụ “xin phép và trả tiền” khi sử dụng quyền tác giả.
Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chú trọng việc chăm sóc, phát triển hội viên, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các tác giả thành viên; đẩy nhanh tiến độ ký các hợp đồng ủy quyền theo mẫu hợp đồng ủy quyền mới, củng cố cơ sở pháp lý nhằm quản lý khai thác và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả thành viên Trung tâm.
Sắp tới Trung tâm cũng sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương trong công tác tập huấn, tuyên truyền, thực thi bảo hộ quyền tác giả. Đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ phương thức đo đếm số lượng, lượt sử dụng tác phẩm trong các môi trường khác nhau đến cung cấp thông tin phân phối cho các tác giả thành viên.
Doang thu tăng trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này là một tín hiệu khởi sắc vô cùng đáng mừng cho bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Hy vọng với hoạch định, sự nỗ lực của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam sẽ càng giúp cho doanh thu năm tới tăng nhiều hơn và sự phát triển của bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới.