Sách nói vi phạm bản quyền trên các nền tảng trực tuyến
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đầu sách từng gây đình đám trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, phát triển bản thân… đã được chuyển dạng thành sách nói (audio book). Phần lớn chúng được đầu tư khá tỉ mỉ để thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, một thực tế là những “quyển” sách nói này đang ngang nhiên vi phạm bản quyền.
Ngày nay, không khó để tìm kiếm “sách nói trên internet. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm trên Google với từ khóa sách nói, chúng ta sẽ có hàng trăm nghìn kết quả. Đáng chú ý hơn cả là
các trang web, mạng xã hội đang công khai bày bán về những “quyển sách số”. Với một chiếc USB nhỏ gọn, giá chỉ khoảng 500.000 đồng là bạn đã sở hữu một kho tàng với rất nhiều thể loại sách được đọc và ghi âm rồi sản xuất thành audio books. Họ chép các nội dung đó vào 1 chiếc USB và phát hành, bày bán công khai, tràn lan trên mạng.
- Ngăn chặn dòng tiền trò chơi trái phép
- Vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng diễn biến phức tạp
- Vi phạm bản quyền trong nghệ thuật: Những vấn đề chưa được giải quyết
- Cover bài hát, liệu có vi phạm bản quyền âm nhạc?
- Con gái nhạc sĩ Phú Quang cảm thấy không hài lòng vì nhạc của bố bị vi phạm bản quyền
Trên thực tế, nền tảng Youtube từ lâu đã có sự góp mặt của sách nói, nhiều video còn đạt được lượng xem khủng. Một số cuốn sách nổi tiếng như “hành trình về phương Đông” hay “Nhà giả kim”,… được rất nhiều kênh sử dụng để chuyển thể thành audio books
Ngoài những cuốn sách nổi tiếng, đến cả những cuốn sách kén người đọc, những cuốn sách có tính chuyên môn cũng được lựa chọn để chuyển thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu của độc giả trong thời đại ngày nay.
Các page trên Facebook, như: USB sách nói, USB sách nói – Tủ sách thiện tâm thay đổi cuộc đời, USB sách nói – Kinh doanh làm giàu, 83 sách nói kinh doanh hay nhất mọi thời đại… vẫn tồn tại với những quảng cáo vô cùng thu hút.
Đa số những sản phẩm về sách nói được đăng tải trên Youtube hay bán trực tiếp đều thu về lợi nhuận cho người làm ra nó. Nhưng điều đáng nói ở đây là những cuốn sách được sử dụng để chuyển sang sách nói dưới các hình thức có lợi nhuận này đều chưa được mua bản quyền từ tác giả hay các NXB.
Phải công nhận rằng, việc truyền tải tri thức đến cộng đồng theo hình thức sách nói là một điều đáng khuyến khích nhưng nếu thực hiện một cách trái quy định thì không chỉ khiến độc giả mất đi cơ hội tận hưởng cuốn sách trọn vẹn mà còn làm ảnh hưởng quyền lợi của tác giả.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra còn áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả và yêu cầu dỡ bỏ. Vậy nhưng, có thể thấy rằng chế tài xử lý các hành vi vi phạm bản quyền trên Internet còn quá nhẹ với mức xử phạt chỉ từ vài chục đến trăm triệu đồng. Chính vì thế nên đã dần tạo ra lỗ hổng, làm yếu cơ sở pháp lý để xử phạt mạnh tay với các hành vi vi phạm nội dung trên Internet…
Ở Việt Nam hiện nay, ngoại trừ Thư viện sách nói Hướng Dương cho người khiếm thị, mọi người đều cần liên hệ tác giả hay NXB để có bản quyền hợp pháp trước khi chuyển thể tác phẩm.
Mong rằng trong thời gian tới, các cơ quan quản lý sẽ cứng rắn hơn nữa trong vấn đề xử phạt, đủ sức tạo răn đe. Đồng thời, chính độc giả cũng cần thận trọng và ủng hộ sách thật bằng cách lựa chọn nghe những kênh sách nói có bản quyền và uy tín.