Tác giả tiếp tục giấu mặt bất chấp từ điển “đạo văn” của mình bị tiêu hủy
Vi phạm quyền tác giả đang là vấn nạn trong ngành xuất bản ở Việt Nam. Đầu năm 2020, trong khi cuốn “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” đang bị thu hồi, tiêu hủy do vi phạm bản quyền thì 2 trong số 3 tác giả vẫn không chính thức lộ diện với lý do “còn trẻ, sợ ảnh hưởng tới sự nghiệp”.
Mục lục
Thu hồi, tổ chức tiêu hủy sách Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam
Tháng 2-2020 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành quyết định thu hồi, tổ chức tiêu hủy sách Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của nhóm tác giả Đặng Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Nguyễn Thảo Nguyên do bị tác giả Hoàng Tuấn Công phản ánh vi phạm bản quyền sách của ông. Đây là cuốn sách liên kết xuất bản giữa Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ văn hóa Minh Long và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, đã được xuất bản vào quý IV năm 2019 với 3.000 bản in.
Theo thông tin từ Công ty Minh Long, nhóm biên soạn sách Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam gồm nhiều tác giả đã hợp tác với công ty này khá lâu và đã xuất bản một số bộ sách tham khảo ngữ văn, tiếng Việt dành cho học sinh.
- Scandal đạo beat nhạc chưa dừng lại với Sơn Tùng M-TP
- Trong tranh chấp quyền tác giả, cần có biện pháp Bảo vệ người thứ ba ngay tình
- Người ‘nhái’ tượng ở Phú Yên “đạo tượng”
- Hoa hậu Khánh Vân xin lỗi vì vi phạm bản quyền bức ảnh của tác giả Lưu Trọng Đạt
- Tác quyền ca khúc mang lại cho nhạc sĩ nguồn thu lớn
Nhóm tác giả gồm: Đặng Thúy Hằng, Dương Thị Dung (tên thật là Chu Thị Thúy Anh), Nguyễn Thảo Nguyên (tên thật là Cao Hòa Bình). Các tác giả này đều có tên thật và địa chỉ, số điện thoại trong hợp đồng. Nhưng khi phóng viên gọi vào các số điện thoại do Minh Long cung cấp hai tác giả kia hoặc không nghe máy hoặc phủ nhận mình liên quan tới cuốn sách.
Quyết định thu hồi và tiêu hủy toàn bộ cuốn sách được đưa ra sau phản ánh sách vi phạm bản quyền của tác giả Hoàng Tuấn Công, cùng việc đàm phán giữa ông Hoàng Tuấn Công với nhóm tác giả và Công ty Minh Long không đạt được thỏa thuận theo hướng sửa chữa khắc phục.
Công ty sách Minh Long phải chịu trách nhiệm thu hồi, tổ chức tiêu hủy cuốn sách trên theo quy định của pháp luật dưới sự giám sát của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau vụ việc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cũng dự định thắt chặt hơn việc liên kết xuất bản, đặc biệt là với loại sách từ điển.
Cá nhân sai phạm cần bị xử lý
Việc thu hồi và tiêu hủy cuốn từ điển nhưng tác giả Hoàng Tuấn Công nói đây chỉ là bước giải quyết ban đầu, những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sai phạm cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chuyện đến nay chỉ có một tác giả là “người thật việc thật” liên hệ qua điện thoại và gặp trực tiếp ông Hoàng Tuấn Công để xin lỗi, hai tác giả còn lại nhất quyết không lộ diện khiến ông thật sự thấy khó chấp nhận vì sự không minh bạch của họ khiến những người trùng tên bị nghi kị.
Ông Công cho biết: “Chỉ có bà Cao Hòa Bình (bút danh trên sách là Nguyễn Thảo Nguyên) đã về Thanh Hóa gặp ông để trực tiếp xin lỗi và xin bỏ qua do hai tác giả còn lại không muốn lộ diện vì… còn trẻ, đang công tác trong các trường, viện, sợ bị đuổi việc.“
Bà Cao Hòa Bình chia sẻ với ông Hoàng Tuấn Công “Nhóm tác giả hiện đang gặp sức ép lớn từ vụ việc này, bà Bình xin đại diện gặp ông Công xin lỗi và mong ông rộng lượng với hai người trẻ bởi “nếu ép quá thì sợ có điều không hay xảy ra với họ”.
Không sợ làm sai nhưng lại chỉ sợ cái sai của mình bị phát hiện, đó là điều đáng lên án. Việc các tác giả còn “giấu mặt” không lời xin lỗi chính thức càng khiến dư luận thêm phẫn nộ. Trong bất cứ ngành nghề nào, việc nhìn nhận ra cái sai và sửa sai là việc cần thiết và có thể cứu vãn được vấn đề. Việc né tránh này càng làm con đường phát triển của các tác giả thêm vào ngõ cuộc.