Thương hiệu thu âm Ấn Độ T-Series bị Troyboi tố cáo vì đạo nhạc
Thời gian qua, những vụ việc tố đạo nhạc chưa kịp lắng xuống hì dư luận lại dậy sóng với việc Troyboi tố cáo thương hiệu thu âm Ấn Độ T-Series đã đạo nhái sản phẩm âm nhạc của mình. Đây có thể nói là một thông tin nhận được sự quan tâm thu hút các fan hâm mộ trên toàn thế giới.
Mục lục
Troyboi đã lên án nhà làm phim Baaghi 3 và hãng thu âm T-Series vì đạo nhạc
Sản phẩm âm nhạc Do You của Troyboi đã được tái phát hành vào mùa hè 2019 nằm trong EP V!BEZ trên thương hiệu OWSLA của Skrillex. Trong khi đó, nhà sản xuất bộ phim Ấn Độ là Baaghi 3 đã tiết lộ rằng, họ đã mua bản quyền của ca khúc “gốc” của nhà sản xuất âm nhạc lừng danh đến từ Liban và nhạc sĩ Rene Bendali.
Dẫn nguồn từ báo Ấn Độ Hindustan Times, Troyboi đã lên án nhà làm phim Baaghi 3 và hãng thu âm T-Series vì ca khúc “Do You” – một sản phẩm tri ân người Ấn Độ này đã đạo nhái một cách trắng trợn.
- Cuốn sách nhìn lại hành trình của các tổ chức truyền thông in ấn ở Ấn Độ
- Digital Edge, NIIF và AGP công bố hợp tác để xây dựng nền tảng trung tâm dữ liệu toàn Ấn Độ
- Công ty công nghệ Đức SUSE mở rộng dấu ấn ở Ấn Độ
- Huyền thoại đụng độ nhau tại liên hoan phim Kolkata
- Bản quyền ca khúc “Dark Horse”: Katy Perry thắng kiện
Liệu đây có phải là sự trùng hợp giữa 2 ca khúc về phần giai điệu, hoặc lời hát hay là đạo nhạc?
Như thế nào là đạo nhạc?
Đạo nhạc, một thuât ngữ đã chẳng còn xa lạ với bất kỳ người nghe nhạc nào trên toàn thế giới. Hiểu một cách chung nhất, dễ hiểu nhất, đây là hành vi “ăn trộm tài sản trí tuệ” trong những sản phẩm âm nhạc ở dạng một phần hay toàn bộ.
Đạo nhạc là việc sử dụng hoặc bắt chước gần giống sản phẩm âm nhạc của người khác trong các ca khúc gốc của chính mình. Có hai trường hợp đạo nhạc: đạo ý tưởng (như nhịp điệu hoặc motif), hoặc bê nguyên một đoạn hoặc toàn bộ. Ở trường hợp thứ 2, nếu hợp pháp, được cho phép sẽ sử dụng cụm từ lấy sample.
Dù vậy, trên thực tế, do hạn chế về số lượng nốt nhạc và các quy định nhạc lý, có những trường hợp được cho là “đạo nhạc một cách vô ý”, có nghĩa là họ hoàn toàn không biết tới bài hát kia mà khi sáng tác vẫn có những giai điệu hay ca từ gần giống nhau.
Các yếu tố trong một bài hát có thể bị đạo bao gồm: giai điệu (thứ dễ dàng nhận biết nhất), ca từ, kết cấu, cấu trúc bài hát, vòng hợp âm, hòa thanh, nhịp điệu,…
Trên thực tế đã có những vụ việc tố đạo nhạc thành công như vụ việc một nhạc sĩ người Bỉ có tên Salvatore Acquaviva đã thắng kiện Madonna sau khi tố bản hit năm 1998 của bà là “Frozen” đạo bài hát “Ma Vie Fout le camp” của ông. Dù vậy, tòa án bác bỏ đền bù tiền mà quyết định thu hồi toàn bộ đĩa còn tồn của single này được rao bán và cấm luôn bài hát được phát trên truyền hình và radio tại Bỉ. Đầu năm 2006, tác giả của ca khúc “Get Ya” được thể hiện bởi Lee Hyori đã bị tố đạo nhạc bài hát năm 2005 của Britney Spears, “Do Somethin'”. Vụ kiện này đã dẫn tới việc Lee Hyori không được phép PR cho ca khúc và dẫn tới sự thất bại của album có ca khúc này.
Đối với việc Troyboi tố cáo thương hiệu thu âm Ấn Độ T-Series đã đạo nhái sản phẩm âm nhạc của mình, cần phải đợi kết quả để xác định được thực hư như thế nào.
Có thể nói việc xác định như thế nào là đạo nhạc hiện nay vẫn là việc vô cùng khó. Người nghe khi nhận định một tác phẩm có đạo nhạc không cũng cần phân tích một cách kỹ lưỡng, không quá cảm tính.