NSƯT Xuân Bắc tham gia buổi tọa đàm: “Học sinh, sinh viên với bản quyền trên không gian mạng”
Trong tháng Tư vừa qua, để cùng hòa chung không khí hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới và Ngày Sách và Bản quyền thế giới và nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về vấn đề bản quyền trên không gian mạng, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (ĐHQGHN) tổ chức buổi tọa đàm “Học sinh, sinh viên với bản quyền trên không gian mạng”.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả – ông Trần Hoàng cho biết với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và kỹ thuật số đã đem đến nhiều công cụ sáng tạo, tạo ra môi trường lưu giữ, phương thức phân phối và các hình thức sử dụng mới đối với tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình… Tuy vậy, môi trường số này cũng đã và đang đặt ra vô vàn thử thách đối với việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể. Từ đó, những hoạt động của cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan cũng phải gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, việc xác định, xử lý hành vi vi phạm trong thẩm quyền tài phán quốc gia cũng trở nên rất khó khi việc xâm phạm bản quyền trên không gian mạng có sự tham gia của nhiều chủ thể đến từ nhiều quốc gia.
Ngay trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, vấn đề vi phạm bản quyền này đang trở thành vấn đề nan giải ở một số bộ phận người trẻ nói chung và đối tượng HSSV nói riêng. Đôi khi, dù vô tình hay cố ý thì HSSV cũng có thể bị rơi vào muôn vàn kiểu vi phạm bản quyền.
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
- Xâm phạm bản quyền trắng trợn qua chiêu trò “review phim”
- Vì lý do bản quyền, MV của Touliver và Tiên Tiên bay màu khỏi Youtube?
Theo chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ nhiệm Khoa Luật (ĐHQGHN), việc sao chép là một trong những vấn đề vi phạm bản quyền trên không gian mạng hiện nay của các em. Bà cho biết: “Nhiều em vì không hiểu hết về bản quyền nên đã lên mạng sao chép toàn bộ tài liệu của người khác. Hay để tránh bị thầy cô phát hiện, phần mềm quét trúng, các em còn sao chép hết sức tinh vi bằng cách chỉnh sửa font chữ hoặc sao chép mỗi chỗ vài ý…Hành vi này bị coi là vi phạm nghiêm trọng các quy định về bản quyền tác giả”.
Theo NSƯT Xuân Bắc – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, anh cho rằng bên cạnh việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ, cần thêm rất nhiều những hành lang pháp lý rõ ràng, mang tính răn đe để có thể hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền trên không gian mạng. “Cần thêm hành lang pháp lý để không chỉ người cung cấp dịch vụ mà cả người sử dụng cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm bản quyền”, anh nêu quan điểm của mình
Ta đều biết rằng thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong trong các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, hy vọng và tin tưởng các bạn trẻ, sẽ cùng với sự nhiệt huyết, đam mê và năng động của mình, có thể tiếp tục thể hiện tư duy đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học; đồng thời giữ vai trò tiên phong, đi đầu trong các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và cùng nhau kiến tạo nên một tương lai tươi sáng hơn cho chính bản than và xã hội.