Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn như thế nào?
Ẩm thực ngày một phát triển và trở thành một hình thức nghệ thuật được rất nhiều người quan tâm. Để sáng tạo ra công thức nấu ăn đảm bảo chất lượng không phải là việc dễ dàng, vì vậy các đầu bếp, chủ sở hữu công thức đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ bản quyền công thức nấu ăn của mình. Liệu công thức nấu ăn có được pháp luật bảo vệ như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác hay không?
Mục lục
Bản quyền công thức nấu ăn được bảo hộ ra sao?
Công thức nấu ăn đối với các đầu bếp, ngành dịch vụ, công nghiệp thực phẩm sẽ thuộc về bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh kéo dài và phức tạp hơn nhiều so với thủ tục bảo hộ quyền tác giả.
Vì vậy, thông thường bước đầu tiên để xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho công thức nấu ăn của riêng mình, tác giả (hoặc chủ sở hữu) nên lựa chọn đăng ký bản quyền công thức nấu ăn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đăng ký bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn
Tuy không được xếp vào đối tượng bảo hộ cụ thể, tuy nhiên bạn có thể bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn nếu bạn thể hiện nó dưới một hình thức cụ thể như văn bản mô tả trình tự cũng như toàn bộ các phương pháp, quy trình để làm nổi bật công thức của món ăn.
Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho công thức nấu ăn
Sau khi bạn đã thể hiện công thức của mình dưới một hình thức phù hợp với quy định bảo hộ quyền tác giả, bạn tiếp tục chuẩn bị các tài liệu cần thiết được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Hai bản sao tác phẩm thể hiện công thức nấu ăn
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu công thức nấu ăn thuộc sở hữu chung.
Nộp đơn đăng bảo hộ công thức nấu ăn ở đâu?
Cục Bản quyền và hai văn phòng đại diện Cục Bản quyền là những địa điểm tiếp nhận đơn đăng ký quyền tác giả hợp pháp trên toàn quốc. Bạn có thể lựa chọn địa điểm thuận tiện nhất để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền. Địa chỉ của các cơ quan này trú tại:
- Trụ sở chính Cục Bản quyền: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.
- Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.
Thời hạn bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn
Đối với bảo hộ quyền tác giả của bất kỳ đối tượng nào, thời hạn bảo hộ sẽ được phân chia rõ giữa thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Với công thức nấu ăn được thể hiện dưới loại hình tác phẩm viết, thời hạn bảo hộ được tính như sau:
Thứ nhất, với quyền nhân thân của quyền tác giả tác phẩm viết
Đa số những quyền nhân thân sẽ được bảo hộ vô thời hạn, cụ thể bao gồm các quyền sau:
- Đặt tên cho tác phẩm
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Thứ hai, với quyền tài sản của quyền tác giả tác phẩm viết
Với quyền “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”, và quyền tài sản tác phẩm viết, pháp luật bảo hộ: “suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;” – điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Việc bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn là việc cần thực hiện ngay, hoàn thành nhanh chóng nhất sẽ đảm bảo an toàn khi sử dụng công thức công bố trên thị trường. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin pháp lý về bản quyền ngay tại trang https://banquyenquocte để cập nhật nhanh nhất những quy định pháp luật trong và ngoài nước về vấn đề này.