Baneberry đạo nhái Burberry và câu chuyện bảo vệ bản quyền thương hiệu muôn thuở
Burberry là một hãng thời trang sang trọng của Anh, phân phối quần áo thể thao độc đáo sang trọng, phụ kiện thời trang, nước hoa, kính mát, và mỹ phẩm. Họa tiết hình sọc vuông đặc trưng của hãng thời trang này đã trở thành một trong những thương hiệu sao chép rộng rãi nhất. Mới đây, Burberry lại phát hiện ra một “người em” không cùng cha, cũng chẳng cùng mẹ với mình mang tên Baneberry, khai sinh cách đây một năm rưỡi và đã có hơn 40 cửa hàng ở khắp Trung Quốc đại lục. Điều này đã làm xôn xao làng thời trang trong tuần qua.
Logo và hình ảnh của Baneberry được đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc nhưng lại tuyên bố “có nguồn gốc từ Anh
Sau khi Burberry phát hiện ra một “người em” không cùng cha, cũng chẳng cùng mẹ với mình mang tên Baneberry, khai sinh cách đây một năm rưỡi và đã có hơn 40 cửa hàng ở khắp Trung Quốc đại lục, các cơ quan chức năng ngay lập tức vào cuộc điều tra.
Baneberry hoạt động chung các kênh phân phối của Burberry, xuất hiện tại trung tâm thương mại ở các thành phố cấp một và cấp hai như Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu,… và cùng có kênh thương mại điện tử.
Kết quả điều tra cho thấy logo và hình ảnh của Baneberry được đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc nhưng lại tuyên bố “có nguồn gốc từ phố Jermyn, Anh” và có những mẫu “caro của Anh với yếu tố cổ điển” đã gây nhầm lẫn cho không ít khách hàng.
Đây là một thương hiệu được lập ra bởi một công ty Trung Quốc tên là Xinboli Trading (Thượng Hải), khiến Burberry bị tổn thất về uy tín lẫn doanh thu vì nhiều người tiêu dùng của hãng tại Trung Quốc đã mua nhầm sản phẩm của thương hiệu đạo nhái. Hành vi này là sự “sao chép ác ý và bắt chước các nhãn hiệu nổi tiếng có liên quan và có thể cấu thành vi phạm nhãn hiệu”.
Tòa án Nhân dân Tô Châu ra án lệnh tạm thời để bảo vệ thương hiệu.
Thị trường tỉ dân Trung Quốc đang đem lại hy vọng cho các tập đoàn thời trang hàng đầu thời gian qua, đang tích cực giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái để bảo vệ các thương hiệu quốc tế, đồng thời giữ uy tín cho thị trường kinh doanh nội địa.
Minh chứng là ngay sau khi Burberry khởi kiện công ty Trung Quốc tên là Xinboli Trading (Thượng Hải) ra tòa thì tòa án Nhân dân Tô Châu ra án lệnh tạm thời để bảo vệ thương hiệu.
Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nơi trên thế giới vẫn đang phải đối mặt vấn nạn đạo nhái thương hiệu này. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng giải quyết tốt vấn nạn này.
Nhiều người đặt ra câu hỏi việc câu chuyện này nếu xảy ra ở Việt Nam, liệu chúng ta có thể đưa ra một biện pháp mạnh tay và kịp thời như đất nước tỉ dân này hay không?
Tại Việt Nam, không chỉ thời trang mà rất nhiều lĩnh vực khác cũng đang phải đau đầu đối mặt với vấn đề bản quyền. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, giúp người tiêu dùng hiểu rõ tác hại của việc sử dụng hàng nhái, hàng giả, phối hợp với cơ quan nhà nước Việt Nam trong việc phát hiện và xử lý nếu có trường hợp vi phạm. Thiết thực hơn là đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa cho nhãn hiệu của mình tại Việt Nam. Khi đăng ký có thể đăng ký cả các nhãn hiệu bao vây và nhãn hiệu bảo vệ để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu chính.
Các vụ vi phạm bản quyền ngoài ý muốn vẫn thường xuyên diễn ra đặc biệt trong lĩnh vực thời trang. Baneburry là một vụ vi phạm bản quyền trắng trợn và rất may là chính phủ Trung Quốc đã ra tay kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho thương hiệu và sự trong sạch của môi trường kinh doanh. Cần xử lý nhanh chóng, quyết liệt như vậy để giải quyết tình trạng này.