Những vụ tranh chấp bản quyền đình đám nhất của ông lớn làng công nghệ Microsoft
Vi phạm bản quyền của Microsoft là vấn đề không còn xa lạ với mọi người. Trước những hành vi xâm phạm bản quyền của mình, ông lớn làng công nghệ này đã không ngồi yên mà có những động thái nhằm bảo vệ bản quyền của mình. Nhiều vụ kiện đình đám đã diễn ra, có thể kể đến Microsoft kiện một địa chỉ IP vì kích hoạt lậu hơn 1000 bản Windows và Office, như Microsoft kiện Austnam vi phạm bản quyền phần mềm, Microsoft kiện Community Health Systems vì vi phạm bản quyền và các điều khoản trong hợp đồng…
Mục lục
Microsoft kiện vi phạm bản quyền phần mềm, kiện vì kích hoạt lậu hơn 1000 bản Windows và Office
Khi phát hiện những phần mềm bị kích hoạt trái phép gồm Windows 7, 8, 10 và Microsoft Office Professional Plus 2010, Microsoft đã kiện một địa chỉ IP vì có hành vi kích hoạt bản quyền Windows, Office lậu. Hãng Microsoft nêu rõ, địa chỉ IP (73.21.204.220) xuất phát từ văn phòng của hãng Comcast tại New Jersey, Mỹ đã bị một cá nhân hoặc nhóm người có biệt danh là John Does 1-10 sử dụng để kích hoạt trái phép không dưới 1000 lần bản sao phần mềm. Microsoft kiện Austnam
Microsoft cũng khởi kiện Austnam của Việt Nam. Vào ngày 31/7/2013, Đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính tại Công ty cổ phần Austnam, có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra 22 máy tính đang hoạt động tại công ty này.
Tại thời điểm kiểm tra, Công ty Austnam chỉ xuất trình được 5 giấy cấp phép quyền sử dụng Microsoft Window XP và 5 giấy cấp phép quyền sử dụng Microsoft Office 2003 cùng các chứng từ thanh toán đi kèm. Tuy nhiên, đoàn thanh tra đã phát hiện ra công ty này sao chép và sử dụng nhiều phần mềm máy tính không có giấy cấp phép quyền sử dụng của Microsoft, Autodesk, Adobe và Lạc Việt với tổng trị giá các phầm mềm bị sử dụng trái phép lên tới 42.256 đô la Mỹ – tương đương khoảng 900 triệu đồng Việt Nam.
Austnam đã thừa nhận hành vi vi phạm đối với các phần mềm bất hợp pháp được tìm thấy và đã ký vào biên bản thanh tra. Sau hơn một năm đàm phán mua bản quyền phần mềm không thành công, Tập đoàn Microsoft đã quyết định đệ đơn kiện Austnam ra tòa.
Liên quan đến việc vi phạm Hợp đồng, Microsoft kiện Community Health Systems vì vi phạm bản quyền và các điều khoản trong hợp đồng.
Community Health Systems là một công ty thuộc Fortune 500 có trụ sở tại Franklin, Tennessee, Hoa Kỳ. Đây là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe – bệnh viện đa khoa lớn nhất Hoa Kỳ về số lượng cơ sở vật chất hiện đại.
Trong thỏa thuận giữa 2 bên, Microsoft không đồng ý cho 126 bệnh viện (đã được Community Health Systems bán trước đó ) có quyền phân phối, cấp phép, cho thuê, mượn hoặc lưu trữ bất kỳ phần mềm nào của Microsoft. Mặc dù vâỵ, Community Health Systems vẫn cố ý tạo điều kiện cho các bệnh viện này sử dụng phần mềm của Microsoft. Community Health Systems đang bị Microsoft kiện vì vi phạm bản quyền cũng như điều khoản hợp đồng khi tiếp tục sử dụng công nghệ của Microsoft cho các bệnh viện đã bị bán trước đó.
Microsoft từng bị bộ tộc da đỏ kiện vi phạm bản quyền
Không chỉ Microsoft khởi kiện vấn đề vi phạm bản quyền, Microsoft cũng là bên bị kiện . Bộ lạc St.Regis Mohawk đã kiện hai công ty công nghệ Amazon và Microsoft do vi phạm bằng sáng chế liên quan đến siêu máy tính họ nhận được từ SRC Labs, đồng nguyên đơn trong vụ kiện.
Đáng chú ý, vụ kiện mới chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch và yêu sách của bộ lạc da đỏ St.Regis Mohawk nhằm đòi quyền miễn trừ, đó là một án lý nghiêm cấm các cơ quan có thẩm quyền kiện họ ra tòa dân sự. Quyền miễn trừ cũng cho phép SRC và bộ lạc Mohawk có thể phản đối các bằng sáng chế, hoặc thách thức mọi công ty nào, bất kể là Amazon hay Microsoft.
Microsoft cũng từng bị Bác đơn kiện của với công ty bán phần mềm trái phép. Cụ thể, vào năm 2014, Microsoft đã yêu cầu Destined Design dừng phân phối các sản phẩm trái phép, nhưng công ty vẫn tiếp tục vi phạm. Bên cạnh đó, các bị cáo chỉ ra rằng, họ phân phối phần mềm Microsoft chính hãng, bao gồm nhưng không giới hạn các phiên bản tải về của Microsoft Office. Tuy nhiên, phần mềm Microsoft và các thành phần được phân phối bởi bị cáo là thực sự trái phép và vi phạm”.
Tòa án đã ra lệnh công ty Destined Design không được sao chép hoặc bán trái phép các chương trình phần mềm, linh kiện và các thảo ước cấp phép người dùng cuối (end-user licence agreements). Ngày 16/2, thẩm phán quận đã tuyên bố bác đơn kiện. Mỗi bên sẽ chịu lệ phí và chi phí luật sư riêng của mình.