Các hãng sản xuất xe điện tại Trung Quốc đua nhau giảm giá để kích cầu
Một cuộc chiến sinh tồn đang nổ ra trong ngành xe điện Trung Quốc, nơi các hãng đua nhau giảm giá kích cầu sau khi trợ cấp kết thúc.
Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã ghi nhận sự sản lượng xe đã tăng 10,8% lên 26,94 triệu chiếc trong năm 2023. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM) dự kiến doanh số cả năm ngoái trên 30 triệu xe.
Tuy nhiên, cuộc chiến giá cả tiếp tục ăn mòn lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường xe điện ngày càng khốc liệt. Theo đó, giá xe đã giảm 8,4% trong năm qua, sau khi giảm 1,9% trong năm 2022, Hao Hong, Giám đốc quản lý thị trường và thương hiệu tại Shanghai Automotive Industry, chia sẻ
- Trung Quốc mua chip bán dẫn từ các nguồn nội địa
- Cuộc chiến giữa xe điện của Tesla và xe lai xăng-điện hybrid của Toyota
- Mỹ đang tìm cách để hạn chế Trung Quốc tiếp cận các mẫu chip hiện đại
- Các doanh nghiệp ở Nga ghi nhận mức doanh thu khủng sau chiến sự với Ukraine
- Huawei chiếm lĩnh thị trường công nghệ thế giới
Liu Luochuan, Giám đốc trung tâm nghiên cứu phát triển chiến lược tại Dongfeng Motor nói với Caixin rằng “Năm nay sẽ quyết định ai là người thắng kẻ thua, ai sống sót và ra đi”.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM) dự kiến rằng doanh số năm 2024 sẽ tăng trưởng chậm lại còn 3%, trong khi xuất khẩu vẫn tăng. Thị trường trong nước đang cạnh tranh khốc liệt và có thể dẫn đến hợp nhất hoặc thậm chí loại bỏ một số nhà sản xuất vào năm 2025 và 2026.
Năm 2009, Trung Quốc đã triển khai các chính sách trợ cấp cho xe điện, mỗi lần mua có thể nhận được đến 12.600 nhân dân tệ (1.767 USD), tổng ngân sách đã chi ra gần 150 tỷ nhân dân tệ (21 tỷ USD), giúp tạo ra hệ sinh thái xe điện cạnh tranh. Kết quả của những chính sách này là doanh số đã tăng gấp 5 lần, từ 1,37 triệu chiếc NEV (bao gồm xe điện và xe lai xăng – điện) vào 2020 lên 6,89 triệu chiếc năm 2022.
Tuy nhiên, vào năm 2022, chính phủ Trung Quốc đã giảm 30% mức trợ cấp và loại bỏ hoàn toàn vào cuối năm đó. Để duy trì doanh số trong năm 2023, các nhà sản xuất ô tô phải đua nhau giảm giá, với khơi mào ngay đầu năm bởi Tesla.
Nhờ tác động của cuộc đua giảm giá, doanh số của Tesla tại Trung Quốc đạt 1,8 triệu chiếc trong năm 2023. Mặt khác, BYD đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể với doanh số tăng 61,9% trong năm qua, đạt 3,02 triệu chiếc, trong đó có 1,6 triệu chiếc xe điện và 1,4 triệu chiếc xe lai.
Theo Susannah Streeter, Trưởng bộ phận tiền tệ và thị trường tại Hargreaves Lansdown cho biết rằng việc thực hiện chiến lược giảm giá đã mang lại hiệu suất tích cực cho BYD. Bà nói: “Cuộc chiến giá có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả hai công ty, nhưng BYD đã tin rằng đó là một chiến thuật cần thiết để mở rộng thị phần và được công nhận.”
Ngoài việc giảm giá, BYD cũng triển khai chính sách thưởng cho 3.400 đại lý tại Trung Quốc. Theo thông tin từ Reuters, họ sẽ trả 666 nhân dân tệ (93,17 USD) cho mỗi chiếc xe bán ra nếu đạt được mục tiêu bán hàng. Tổng cộng, BYD ước tính phải chi trả 2 tỷ nhân dân tệ (hơn 280 triệu USD) trong năm qua.
Là một ngành công nghiệp thâm dụng vốn, ngành sản xuất ôtô đã dựa vào quy mô doanh số để đạt được lợi nhuận. Đối với xe xăng, các nhà sản xuất đa quốc gia cần bán khoảng 200.000 chiếc mỗi năm tại Trung Quốc để có lời, các hãng nội địa phải đạt mức 300.000 chiếc. Tuy nhiên, với xe điện, ngưỡng hòa vốn có thể lên đến 500.000 chiếc do chi phí pin và công nghệ không thể giảm giá nhanh chóng.
Chỉ có một số ít những nhãn hiệu xe điện như Tesla, BYD, CAC Aion và Li Auto mới đạt được hoặc tiến gần đến mức này. Do đó, thị trường xe điện khó có chỗ cho các thương hiệu có doanh số nhỏnhư Subaru, Mitsubishi hay Mazda.
Li Xiang, nhà sáng lập kiêm CEO của Li Auto, đã chia sẻ quan điểm rằng chỉ có 5 nhà sản xuất xe điện hàng đầu ở Trung Quốc có thể tồn tại. Theo ông, đến nay, Tesla, BYD và Huawei đã chiếm giữ vị trí ưu thế, các hãng khác sẽ phải cạnh tranh để giành được hai suất còn lại.
Mới đây, Xiaomi đã giới thiệu mô hình xe điện đầu tiên, khẳng định tham vọng trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu toàn cầu trong khoảng 15 đến 20 năm và cạnh tranh trực tiếp với Tesla. Trước đó, Huawei cũng đã ra mắt mô hình Aito M9 và nhận được hơn 60.000 đơn đặt hàng trước.
Trong ngành công nghiệp xe điện, giai đoạn cạnh tranh tiếp theo dự kiến sẽ tập trung vào phát triển hệ thống ôtô thông minh, thế mạnh của Huawei và Xiaomi. Đối với các nhà sản xuất nhỏ hơn, việc hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn sẽ là lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, một số CEO trong ngành thừa nhận rằng việc liên minh có thể giúp các công ty giảm chi phí nhưng cũng không đảm bảo thành công trên thị trường.