Công ty CP tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Vụ việc BIA SAIGON của Tổng công ty CP bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị Công ty CP tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây bức xúc trong dư luận. Dự kiến ngày 13.4 vụ án “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa ra xét xử sơ thẩm.
Mục lục
Tạm giữ 4.712 thùng bia Sài Gòn Việt Nam thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia cùng loại và 3.300 vỏ thùng bia chưa sử dụng
Tháng 5-2019, Công ty CP tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Namdo Lê Đình Trung là người đại diện pháp luật. Đến tháng 3-2020, người đại diện là bà Trần Thị Ái Loan. Công ty hoạt động trong lĩnh vực buôn bán đồ uống, sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh…
Ngày 15-4-2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam do bà Trần Thị Ái Loan là đại diện ký hợp đồng hợp tác sản suất và mua bán hàng hóa với chủ cơ sở sản xuất bia Biva (TP Bà Rịa, BR-VT) sản xuất bia mang nhãn hiệu BIA SAIGON VIETNAM cung cấp ngược lại cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam.
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
- Tập đoàn Viettel tổ chức sự kiện “Viettel IoT Day 2023”
Thực hiện hợp đồng này, cơ sở sản xuất bia Biva đã sản xuất cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam một số lô hàng thành phẩm. Việc sản xuất các bên thực hiện được 2 lô hàng và đưa đi tiêu thụ, đến lô hàng thứ 3 in dấu hiệu “BIA SAIGON VIETNAM” và “hình khiên đứng” tại mặt trước, mặt sau lon bia in chữa “BIA SAIGON VIETNAM”, trên vỏ thùng bia thành phẩm và vỏ thùng bia chưa thành phẩm có in chữ “BIA SAIGON VIETNAM” và “hình con rồng”, thì bị phát hiện. Cục Quản lý thị trường tỉnh BR-VT kiểm tra và lập biên bản. Cơ quan chức năng đã tạm giữ 4.712 thùng bia Sài Gòn Việt Nam thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia cùng loại và 3.300 vỏ thùng bia chưa sử dụng.
Xử phạt xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Cho rằng, các sản phẩm trên có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “BIA SAIGON” đã được bảo hộ thuộc sở hữu của Sabeco nên đội quản lý thị trường đã lập biên bản tạm giữ và niêm phong toàn bộ số hàng hóa, đồng thời lập hồ sơ kiến nghị khởi tố chuyển Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 9-9-2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BR-VT ra quyết định khởi tố vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hơn một tháng sau, cơ quan CSĐT khởi tố bị can đối với pháp nhân Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam.
Bị cáo bị đưa ra xét xử là Lê Đình Trung (Giám đốc Công ty Bia Sài Gòn, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Đến ngày 10-12-2020, cơ quan CSĐT có quyết định khởi tố bị can đối với Lê Đình Trung về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Theo quy định pháp luật, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử lý như sau:
“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội hai lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500 triệu đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỉ đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tiền từ 2 tỉ đồng đến 5 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ sáu tháng đến hai năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ một năm đến ba năm.”
Cùng chờ đợi phiên tòa diễn ra ngày 13.4 sắp tới để biết kết quả như thế nào và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty CP tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam sẽ phải đối diện với mức phạt thế nào.