Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Những năm gần đây, thường xuyên xảy ra các vụ anh em, bà con dòng họ đưa nhau đến tòa vì tranh chấp tài sản thừa kế. Bộ luật Dân sự quy định khá rõ về việc để lại và chia tài sản của người đã khuất có di chúc hay không, nhưng do hiểu biết chưa thấu đáo, nhiều người không quan tâm việc lập di chúc chia tài sản thừa kế, nên có thể xảy ra những chuyện tranh chấp đau lòng.
Mục lục
Hạn chế tranh chấp tài sản thừa kế
Theo lời khuyên của bạn bè, sau nhiều đêm suy nghĩ, ông N.X.H. (79 tuổi, nhà ở đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TPHCM) đã chấp thuận làm thủ tục sang tên căn nhà của mình cho người con trai trưởng. Ông H. có 2 người con, cả hai đều ở riêng và có cuộc sống trên mức trung bình. Tuy nhiên, đến khi chuẩn bị đi cùng người con trai trưởng đến phòng công chứng, thì ông H. lại thay đổi ý định.
Ông H. nói dứt dạt: “Chết thì đâu thể mang theo được gì, vợ chồng tôi đã tính rồi, tài sản để lại cho các con. Tuy nhiên, tôi quyết định không đi làm thủ tục sang tên cho con trai tôi. Bởi lẽ, bây giờ vợ chồng tôi đã rất già yếu. Nếu sang tên căn nhà cho con tôi, có nghĩa là con tôi được toàn quyền với tài sản này. Bình thường không sao, nhưng nếu con tôi bán, cầm cố nhà thì vợ chồng tôi không biết đi đâu. Sang tên cho con rồi thì mình đâu thể đòi lại được. Không lẽ cha con lại kiện cáo nhau. Về lý thì vợ chồng tôi bị thiệt thòi là điều chắc chắn”.
- Netflix chiếu 2 phim Việt trái phép, đạo diễn cho hay không hề biết
- Cục gửi công văn cho thanh tra bộ về việc Netflix chiếu ba bộ phim “Những người viết huyền thoại”, “Mùi cỏ cháy”, “Vũ điệu đam mê”
- Nguồn cung cấp Bản quyền phim chiếu mạng-liệu có xác định dễ dàng
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
Ông P.T.K. có 4 người con. Cách đây hơn chục năm, sau khi vợ mất, ông K. kết hôn với bà T. Ông K. có 2 căn nhà và ông đã bán một căn. Số tiền bán nhà khoảng 10 tỷ đồng, ông chia đều cho các con. Khi ông K. qua đời, người con trưởng đến nhà yêu cầu bà T. ra khỏi nhà. Bà T. tất tả cầm tờ di chúc đến tận nhà gặp luật gia Trịnh Phi Long nhờ tư vấn.
Đọc xong tờ di chúc, ông Long khẳng định: “Bà cứ bình yên sống ở đó, không lo sợ gì cả. Tờ di chúc ghi rất rõ việc phân chia tài sản rồi. Các con ông K. đã được phân chia tài sản. Bà được ở trong căn nhà đó để làm nơi thờ tự ông K. Bà được toàn quyền định đoạt (bán, cho) đối với khối tài sản này bằng di chúc”.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
- Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Nguồn:
https://www.sggp.org.vn/lap-di-chuc-chia-tai-san-thua-ke-668357.html