Doanh thu quyền tác giả toàn cầu sụt giảm, Việt Nam vẫn tăng trưởng?
Trong bối cảnh doanh thu toàn cầu về quyền tác giả sụt giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì tại Việt Nam, doanh thu vẫn tăng trưởng đáng kể.
Mới đây, CISAC – Liên minh Quốc tế các Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả m nhạc đã thực hiện báo cáo về doanh thu quyền tác giả toàn cầu từ năm 2020 đến 2021. Báo cáo dài 53 trang với nhiều bảng biểu của các lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, điện ảnh, văn học, hình ảnh, kịch…
Mục lục
Doanh thu sụt giảm do đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo, doanh thu quyền tác giả trên toàn cầu bao gồm tác giả âm nhạc, tác giả điện ảnh, tác giả văn học, nghệ thuật và kịch giảm 9,9% vào năm 2020 – tương đương hơn 1 tỷ euro do hậu quả của đại dịch toàn cầu. Tổng số tiền thu được đã giảm xuống, chỉ còn 9,32 tỷ euro.
- Tác động của chuyển đổi số đến mô hình kinh doanh
- MLB chuẩn bị tiếp quản các chương trình phát sóng truyền hình địa phương từ Sinclair
- Apple nắm bắt tiềm năng phát trực tuyến thể thao với thỏa thuận MLS
- Puerto Rico tư nhân hóa sản xuất điện trong bối cảnh mất điện
- Họa sĩ Nhật Bản sản xuất tập sách miêu tả trải nghiệm của phụ nữ Uzbekistan trong các trại tạm giam của người Duy Ngô Nhĩ
Các biện pháp đóng cửa nền kinh tế của các nước trên thế giới để giảm thiểu hậu quả dịch Covid-19 đã khiến cho nguồn thu từ lĩnh vực biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi âm giảm gần một nửa.
Cụ thể: Biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi giảm 45% xuống còn 1,6 tỷ euro. Doanh thu từ biểu diễn trực tiếp ước tính giảm 55%. Lĩnh vực Truyền hình và phát thanh – nguồn thu nhập lớn nhất của người sáng tạo, giảm 4,3% xuống 3,7 tỷ euro. Doanh thu từ quyền tác giả âm nhạc – chiếm 88% trong tổng số doanh thu quyền tác giả, giảm 10,7% xuống 8,19 tỷ euro.
Tuy nhiên, sự sụt giảm nguồn thu này được bù lại một phần nhờ tiền bản quyền thu được từ lĩnh vực kỹ thuật số. Doanh thu kỹ thuật số tăng 16,6% lên 2,4 tỷ euro.
Do nhiều địa phương trên cả thế giới phải thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người buộc phải ở nhà nên nhu cầu giải trí qua Internet, qua môi trường kỹ thuật số tăng một cách đột biến. Các đơn vị phát hành nhạc hay phim trực tuyến lớn trên thế giới đều báo cáo doanh thu tăng trưởng mạnh, số lượng người truy cập cao rất nhiều so với trước khi đại dịch bùng phát. Xu hướng kỹ thuật số cũng nhanh chóng được áp dụng ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, ngoài phim phát hành trực tuyến, các concert trực tuyến, triển lãm trực tuyến… cũng liên tục diễn ra trong thời gian qua.
Theo CISAC, sự tăng trưởng mạnh này có được không chỉ nhờ vào lưu lượng và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trực tuyến trên khắp thế giới mà hoạt động cấp phép mạnh mẽ của nhiều tổ chức bảo quyền tác giả là thành viên của CISAC trên môi trường kỹ thuật số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Canada, Hàn Quốc…
Mặc dù tăng trưởng mạnh như vậy, nhưng lĩnh vực kỹ thuật số vẫn được đánh giá là hoạt động khá khiêm tốn vì chỉ chiếm hơn một phần tư (26,2%) tổng số doanh thu quyền tác giả toàn cầu.
CISAC đánh giá cao Việt Nam trong việc đẩy mạnh lĩnh vực kỹ thuật số.
Cùng với những con số về doanh thu, CISAC cũng đưa vào Báo cáo nghiên cứu về một số tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới đã phản ứng và đối phó với đại dịch hiệu quả, trong đó có Việt Nam.
Năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động âm nhạc tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, bao gồm các đơn vị tổ chức hòa nhạc, khách sạn, nhà hàng, quán bar và quán cà phê, đã đóng cửa trong thời gian dài. Dẫn đến, lĩnh vực/loại hình kinh doanh dịch vụ có sử dụng nhạc nền (sử dụng tác phẩm âm nhạc thông qua bản ghi âm, ghi hình, các phương tiện truyền tải…) sụt giảm nghiêm trọng. Cá biệt, lĩnh vực khách sạn giảm mạnh bởi khách quốc tế không lưu trú, du lịch dẫn đến hệ thống các khách sạn 5 sao mất nguồn thu.
Cũng giống thế giới, Việt Nam phải thực hiện nhiều đợt giãn cách xã hội, các sân khấu lớn nhỏ buộc phải đóng cửa để đảm bảo phòng chống dịch, nên nguồn thu từ biểu diễn trực tiếp cũng sụt giảm. Việt Nam mà đại diện là VCPMC đã tập trung vào việc khai thác trên môi trường internet, tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và các phần mềm quốc tế vào mọi hoạt động, thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để gia tăng nguồn thu kỹ thuật số.
Doanh thu từ kỹ thuật số năm 2020 tăng 44% so với 2019, bù đắp cho sự sụt giảm 54,4% của hoạt động biểu diễn công cộng và biểu diễn trực tiếp. Cụ thể: Website, Ứng dụng di động tăng trưởng mạnh (49%) với nguồn thu chính đến từ các ứng dụng quốc tế như: Facebook; Apple; Tiktok; Spotify; MOOV; Star Maker… Doanh thu từ quyền tác giả âm nhạc (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) trong năm 2020 là hơn 150 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019.
Trong năm 2021, doanh thu vẫn tiếp tục tăng trưởng cũng chủ yếu đến từ môi trường kỹ thuật số. Qua những con số thu được, CISAC đánh giá cao Việt Nam mà đại diện là VCPMC về cách thức hoạt động linh hoạt. Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vẫn đảm bảo được nguồn thu cho các tác giả.