Lực bất tòng tâm trước hành vi xâm phạm bản quyền giống cây trồng
Vấn nạn xâm phạm bản quyền giống trái cây: Bí mật thì còn, công bố là… mất là điều đáng báo động ở nước ta hiện nay.
Mục lục
Thực trạng việc xâm phạm bản quyền giống cây trồng
50 năm thực hiện công việc nghiên cứu giống lúa, cho tới nay, PGS.TS Lê Vĩnh Thảo đã sáng tạo được hơn 20 giống lúa, trong đó có 11 giống có bản quyền.
Tuy làm việc tại Viện nghiên cứu, cũng có những hiểu biết nhất định về việc đăng ký bản quyền nhưng ông Thảo cũng không tránh khỏi việc giống cây trồng của mình bị xâm phạm.
Giống cây chưa đăng ký bị xâm phạm đã đành, giống lúa đã đăng ký cũng không tránh khỏi như câu chuyện giống lúa Nàng hoa 9, Đài thơm, OM5451 bị xâm phạm bản quyền trong những năm qua. Nạn vi phạm bản quyền diễn ra dưới nhiều hình thức.
- Bức xúc trước tình trạng vi phạm bản quyền sách số
- Spotify AB bị Nhà sản xuất Rap Việt và Người ấy là ai kiện
- Nhà sản xuất phim “Hạnh phúc của mẹ” xin lỗi và hứa trả tiền khi bị tố xài chùa nhạc của ca sĩ Thu Thủy
- Netflix chiếu 2 phim Việt trái phép, đạo diễn cho hay không hề biết
- Bảo vệ bản quyền âm nhạc trên nền tảng số vẫn còn là điều khó khăn
Mất vài năm, thậm chí là hàng chục năm mới nghiên cứu được một giống lúa, sau đó là thời gian thử nghiệm kiểm tra năng suất của giống, 2 năm để hoàn tất các quy trình đăng ký bản quyền, những giống lúa cho năng suất và giá trị tốt rất dễ bị xâm phạm.
Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để nạn xâm phạm bản quyền giống cây trồng. Thế nhưng, việc đăng ký bản quyền giống cây đang được nhiều đơn vị tư nhân và cá nhân quan tâm bởi lẽ họ nhận ra lợi ích từ việc này.
Lợi ích của việc đăng ký bản quyền cây trồng
Gắn với công việc cấp bằng bản quyền giống cây trồng từ năm 2004, cho tới nay ông Minh vẫn tiếp nhận hồ sơ và điện thoại thắc mắc về quy trình hồ sơ đăng ký bản quyền giống cây trồng.
“Đăng ký bảo hộ thực ra cũng hơi phức tạp một chút bởi vì có hai yếu tố một là pháp lý, hai là kỹ thuật. Sau đấy là chúng tôi thẩm định và công bố đơn. Ngày công bố đơn hợp lệ rất quan trọng để sau này dựa vào đó để giải quyết tranh chấp” – ông Nguyễn Thanh Minh, Chánh Văn phòng Phòng Bảo vệ giống cây trồng, Cục Trồng trọt cho biết.
Trong 16 năm qua, Việt Nam đã cấp được hơn 850 bằng bản quyền cho các sản phẩm giống cây. Trong 10 năm qua, đơn đăng ký bảo hộ được gửi từ các đơn vị tư nhân đến Cục Trồng trọt tăng đáng kể. Cho thấy dấu hiệu chuyển biến trong việc nghiên cứu giống và ý thức bản quyền giống cây
Anh Ninh là người dân tại tỉnh Thái Bình. Với những dụng cụ, thí nghiệm đơn giản, anh đã sáng tạo ra 7 loại giống lúa, trong đó có 5 loại đã đăng ký bản quyền sáng tạo cây trồng.
Hiện nay, với mỗi giống nghiên cứu thành công và có đăng ký bản quyền, anh Ninh có quyền chuyển giao giống cho các đơn vị mua và sản xuất với giá từ 2 đến 3 tỷ. Ngoài giá trị kinh tế, việc đăng ký bản quyền giống cây còn mang nhiều lợi ích khác.
Lợi ích đi đôi với trách nhiệm. Bởi lẽ, trong cuộc chiến với vấn nạn xâm phạm bản quyền giống cây trồng, người sáng tạo giống, cơ quan quản lý cấp bằng hay những đơn vị thực thi pháp luật cũng cần mạnh tay hơn trong các vấn đề xử phạt các hành vi vi phạm.
Nguồn:
https://vtv.vn/xa-hoi/bat-luc-vi-giong-cay-trong-bi-xam-pham-ban-quyen-20201203122828669.htm