Một số mẫu Apple Watch sẽ bị cấm bán do vi phạm bằng sáng chế của Bloomberg
Chỉ còn vài ngày nữa, lệnh cấm Apple Watch của Mỹ sẽ có hiệu lực. Apple đang chạy đua với thời gian để giải cứu mảng kinh doanh 17 tỷ USD của mình.
Theo thông tin từ Bloomberg, đội ngũ kỹ sư của Apple đang chạy đua với thời gian để thay đổi thuật toán trên thiết bị dùng để đo nồng độ oxy trong máu, tính năng mà công ty Masimo tuyên bố là vi phạm bằng sáng chế của họ. Bloomberg cho biết Apple đang tập trung điều chỉnh cách công nghệ này xác định độ bão hòa oxy và trình bày dữ liệu cho người dùng.
Mặc dù các sản phẩm của Apple từng bị cấm tại một số nước trước đó vì tranh chấp pháp lý nhưng lệnh cấm lần này ảnh hưởng đến một trong những nguồn thu nhập lớn nhất của họ ngay trên chính quê nhà, đặc biệt là trong bối cảnh mùa mua sắm cuối năm đang diễn ra.
- Apple đưa AI tạo sinh lên iPhone và các sản phẩm khác của hãng
- Đây có thể là lần ra mắt sản phẩm lớn nhất của Apple kể từ Apple Watch
- Apple cố tình giảm độ mượt trên iphone sau khi cập nhật hệ điều hành iOS 18
- Các ông lớn trong giới công nghệ nỗ lực tích hợp AI tạo sinh trên smartphone
- Vụ kiện Apple thao túng thị trường khác gì với vụ kiện của Microsoft năm 1998?
Nếu không có thay đổi gì, lệnh cấm của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) đối với Apple Watch sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12.
Apple có thể dàn xếp với Masimo dù đây là điều hãng không ưu tiên. Hai công ty dường như cũng không có ý định làm như vậy. Tuy nhiên, hiện tại, Apple đang tập trung vào việc điều chỉnh công nghệ và nỗ lực giành lợi thế trước nhà quản lý.
Nếu lệnh cấm vẫn được duy trì, Apple sẽ phải chuyển hướng sang các tùy chọn kỹ thuật và pháp lý khác. Công ty đã bắt đầu thực hiện các điều chỉnh tại các cửa hàng bán lẻ, “bắn” một tín hiệu mạnh mẽ bằng cách quảng bá Apple Watch mà không kèm theo hình ảnh của Series 9 và Ultra 2 – hai mô hình bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Trong khi đó, mẫu SE thấp cấp vẫn có sẵn.
Apple đã thông báo kế hoạch ngừng bán các sản phẩm bị cấm trên trang web từ ngày 21/12 và rút khỏi gần 270 cửa hàng bán lẻ từ ngày 24/12. Theo Bloomberg, hãng công nghệ hàng đầu thế giới tin rằng chỉ cần thay đổi phần mềm là có thể để đưa sản phẩm trở lại kệ hàng mà không cần phải thực hiện những thay đổi phức tạp về phần cứng.
Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra khi các bằng sáng chế tại trung tâm tranh chấp chủ yếu liên quan đến phần cứng, bao gồm cách ánh sáng chiếu vào da để đo lượng oxy trong máu của người dùng.
Phát ngôn viên của Apple cho biết rằng công ty đang gửi giải pháp thay thế đến cơ quan hải quan Mỹ, đơn vị có trách nhiệm phê duyệt sản phẩm để có thể đưa sản phẩm quay lại thị trường.
Tuy nhiên, trong khi đó, Masimo vẫn khẳng định rằng việc thay đổi phần mềm một cách đơn giản là không hiệu quả. “Chúng ta cần phải thay đổi phần cứng,” nhà sản xuất thiết bị y tế này tuyên bố.
Lệnh cấm của ITC thực hiện dưới hình thức cấm nhập khẩu khiến Apple không thể bán Apple Watch tại thị trường Mỹ. Apple thường mua linh kiện và lắp ráp đồng hồ thông minh ở các quốc gia ngoài biên giới Mỹ.
Theo Evan Zimmerman, đồng sáng lập kiêm CEO của Edge – một công ty phát triển phần mềm soạn thảo bằng sáng chế, những vấn đề tranh chấp như vậy thường được giải quyết trước khi bị cấm nhập khẩu. Ông chia sẻ rằng những loại tranh chấp dẫn đến cấm nhập khẩu là rất hiếm và thường như là một lợi thế trong các thỏa thuận dàn xếp.
Apple có thể đối mặt với những thách thức trong khi giải quyết tranh chấp điều chỉnh phần mềm, đặc biệt là khi các bằng sáng chế của Masimo có phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, Apple có khả năng đưa ra lập luận hợp lý rằng phần mềm kiểm soát cách thức hoạt động của thiết bị.
Việc điều chỉnh cả phần cứng, phần mềm và đưa công nghệ mới ra thị trường sẽ tốn một khoảng thời gian. Quy trình kiểm nghiệm phần mềm nội bộ của Apple thường kéo dài do cần đảm bảo rằng mọi thay đổi không ảnh hưởng đến tính năng khác trên smartwatch. Điều này càng trở nên phức tạp hơn khi liên quan đến lĩnh vực y tế.
Một tình huống khác có thể xảy ra là nếu Apple phải gỡ bỏ một số phần cứng trên thiết bị, sản xuất mẫu máy mới và phát hành thì có thể sẽ phải mất ít nhất 3 tháng, chưa tính thời gian chờ đợi cơ quan hải quan chấp thuận.
Tính năng đo lường nồng độ oxy trong máu đã được Apple tích hợp vào Apple Watch từ năm 2020, xuất hiện đầu tiên trên Series 6. Lúc đó, đại dịch Covid-19 đang hoành hành, một số bác sĩ đã sử dụng thông tin về nồng độ oxy trong máu để đánh giá tác động của virus đối với chức năng hô hấp của bệnh nhân.
Sau đó, tính năng này đã tiếp tục xuất hiện trên Apple Watch Series 7 và Series 8. Mặc dù Apple đã ngừng bán Series 7 khi giới thiệu phiên bản mới nhưng Series 8 vẫn được bán trên thị trường dưới dạng sản phẩm tân trang. Tuy nhiên, nếu lệnh cấm của ITC có hiệu lực thì cả hai mô hình này đều sẽ bị ảnh hưởng và không thể tiếp tục bán trên thị trường Mỹ.
Lệnh cấm của ITC hiện chỉ có tác động đến các kênh bán hàng trực tiếp của Apple, do đó, các nhà bán lẻ bên thứ ba như Walmart, Best Buy và Target vẫn có thể tiếp tục bán các thiết bị này. Cả Walmart và Best Buy đã tuyên bố rằng họ không dự định dừng bán sản phẩm.
Apple đang tăng cường sử dụng các tính năng an toàn và y tế của sản phẩm để tiếp thị cho smartwatch, biến chúng thành một trong những chiến lược tăng trưởng trong những năm gần đây.