Nghi án đạo nhạc gây chấn động làng giải trí K-Pop
Năm 2020 có thể nói là một năm đầy khó khăn và thách thức cho ngành gaiir trí toàn cầu, làng gaiir trí K-pop cũng không ngoài lệ. Càng buồn hơn là năm vừa qua làng giải trí Hàn Quốc gặp không ít lùm xùm liên quan đến đạo nhạc với 2 nghi án đạo nhạc nổi bật từ các nhóm tân binh của làng giải trí K-pop đã gây chấn động.
Mục lục
Ca khúc debut “Break All The Rules” của Cravity bị nghi vấn ăn theo phong cách nhạc của nhóm EXO
Vừa mới ra mắt Nhóm nhạc tân binh Cravity Starship Entertainment quản lý đã gây chú ý với người hâm mộ bởi âm nhạc sôi động, vũ đạo điêu luyện. Tuy nhiên, nhóm nhạc này lại dính vào nghi án đạo nhạc khi nhiều nhận định cho rằng, ca khúc debut “Break All The Rules” ăn theo phong cách nhạc của nhóm EXO. Thậm chí đến phông chữ, biểu tượng của Cravity trong MV cũng na ná với nhóm nhạc đàn anh. Đây là một trong những điều tối kỵ của giải trí Hàn Quốc, khán giả không thể chấp nhận được hành vi này.
Dư luận đã chỉ trích dữ dội, trước việc này Cravity buộc phải thay đổi thời điểm phát hành để chỉnh sửa lại MV một cách chỉn chu và khác biệt. Nhiều fan bày tỏ sự thất vọng và cho rằng, việc học tập các anh chị đi trước là điều nên làm nhưng không nên “dập khuôn” từ phong cách cho đến hình ảnh, mà điều người hâm mộ cần chính là nét riêng.
Aespa vướng scandal đạo nhái nhạc của nhóm nhạc K/DA
Khi Cravity gây chấn động làn giải trí xú Kim Chi vì bị đánh giá là ăn theo nhóm nhạc đình đám EXO thì nhóm tân binh Aespa trực thuộc công ty quả lý SM Entertainment lại vướng scandal đạo nhái nhạc của nhóm nhạc K/DA.
- Những nội dung chính của luật bản quyền tác giả
- 10 website tìm nhạc miễn phí Tải nhạc không bản quyền
- Kiện Corellium vi phạm bản quyền, Apple thất bại
- Apple chính thức phát hành iOS 18.1 với tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone
- Mỹ chuẩn bị quy định hạn chế đầu tư vào AI tại Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia
Ca khúc ra mắt của nhóm nhạc nữ Aespa là “Black Mamba” được chỉ ra giống nhiều chi tiết trong MV “Pop/Starts” của nhóm K/DA, đặc biệt là ở khuôn mặt tinh quái dạng điện tử. Ngoài ra, ca khúc trên của Aespa phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía dư luận về việc sử dụng hình ảnh chưa xin phép bản quyền từ tác giả Timo Helgert cho hình dạng sân vườn trên tàu điện ngầm.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng MV của Aespa chưa có tính sáng tạo, không chịu đầu tư chất xám khiến sản phẩm âm nhạc là một chuỗi chắp vá đến từ các sản phẩm âm nhạc khác nhau. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, “nước cờ” mà SM Entertaiment dành cho “gà cưng” không mang lại thành công, khiến nhóm phải đối mặt với sự phản ứng ngược của dư luận. Hiện Aespa vẫn loay hoay tìm hướng đi mới cho chính mình và dòng nhạc mà nhóm lựa chọn theo đuổi.
Việc sử dụng chất ‘xám” của người khác là việc làm không nên và khả năng cao là bị tác dụng phụ, đặc biệt là trong hoạt động nghệ thuật khi mà sự sáng tạo được đề cao và làm nên thành công của một tác phẩm. Sự phản ứng dữ dội của khán giả trước 2 nhóm nhạc và tác phẩm của họ cũng là bài học đối với các ca- nghệ sĩ, hoạt động nghệ thuật nghiêm túc, tôn trọng chất xám của người khác và mang đến cho tác giả nét riêng của mình để có thể được yêu mến và ủng hộ trên con đường nghệ thuật.