Nhiều phim nổi tiếng của Trung Quốc bị tố đạo nhái
Điện ảnh Trung Quốc được đánh giá là một trong những nền điện ảnh hàng đầu châu Á. Phong trào sản xuất phim chuyển thể ngày càng nở rộ và được các nhà làm phim quốc tế nói chung, Trung Quốc nói riêng rất ưa chuộng. Thế nhưng ở nền điện ảnh này vẫn tồn tại rất nhiều tác phẩm chuyển thể đình đám dính nghi án đạo nhái khiến công chúng không khỏi ngao ngán, phẫn nộ.
Những bộ phim Trung Quốc nổi tiếng khắp cả khu vực châu Á nhưng vấn dính nghi án đạo phim khiến dư luận không khỏi bàn tán xôn xao. Các tác phẩm dính nghi án đạo nhái nhưng vẫn nổi đình nổi đám như: Sở Kiều truyện, Tam sinh tam thế – Thập lý đào hoa, Hoa thiên cốt, Cẩm tú vị nương,… đã khiến giới làm phim xứ Trung “nhắm mắt làm ngơ” chuyện đạo văn và liên tiếp sản xuất các bộ phim có nguyên tác bị tố sao chép ý tưởng.
Không chỉ bị chỉ trích về ăn cắp nội dung, cắt ghép các tiểu thuyết khác rồi “xào” lại mà còn tồn tại những đạo phẩm “copy” fanfic hay cuộc đời thật của người nổi tiếng để chế biến, xuyên tạc thành câu chuyện ngôn tình sến sẩm.
- Các tài liệu Lầu Năm Góc bị rò rỉ cung cấp ảnh chụp các quan chức tình báo Hoa Kỳ theo dõi Trung Quốc
- Ngành công nghiệp điện thoại thông minh của Trung Quốc vẫn chịu áp lực vào năm 2023
- Các trung tâm mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bị tấn công vì sử dụng trái phép hình ảnh “Luật sư phi thường”
- Trang web Hoa ngữ “tố” loạt phim Hàn đạo nhái
- Baneberry đạo nhái Burberry và câu chuyện bảo vệ bản quyền thương hiệu muôn thuở
Thời gian gần đây, nhiều bộ phim nổi tiếng vì dám chuyển thể đạo phẩm lên màn ảnh phải hứng gạch đá từ dư luận. Cụ thể dưới đây là những tác phẩm hay dự án truyền hình gây ồn ào nhất.
Đầu tiên có thể kể đến là bộ phim Em của thời niên thiếu. Đây là phim điện ảnh có kịch bản dựa trên truyện Thời niên thiếu tươi đẹp ấy của Cửu Nguyệt Hi. Ngay từ khi lên sóng phim đã tạo nên cơn sốt phòng vé và sau đó thành công vang dội khi thu hoạch loạt giải thưởng ở các lễ trao giải danh giá.
Cũng nhờ vai chính trong phim mà nữ diễn viên Châu Đông Vũ của bộ phim còn đoạt hai giải Kim Tượng cùng Kim Kê để trở thành Tam Kim Ảnh hậu thứ ba trong lịch sử.
Sự thành công đó của phim cũng không tránh khỏi tranh cãi lớn và khiến khán giả xứ Trung bất bình, lên án là cổ xúy và giúp kẻ đạo văn tẩy trắng. Cư dân mạng cho rằng kịch bản phim đã chuyển thể từ một tác phẩm ngôn tình đạo nhái. Thành tích của bộ phim tại các lễ trao giải bị nhiều người mỉa mai và lắc đầu ngán ngẩm, cho rằng nền điện ảnh Trung Quốc đã suy tàn khi tôn vinh đạo phẩm.
Khán giả chỉ ra cụ thể Thời niên thiếu tươi đẹp ấy đã “ăn cắp” các tình tiết, cách xây dựng nhân vật của hai tác phẩm trên. Dư luận đưa ra bằng chứng Cửu Nguyệt Hi đã lợi dụng Phía sau nghi can X và Bạch Dạ Hành của nhà văn Nhật Bản Keigo về chế biến. Nội dung nam nữ chính yêu nhau trong nghịch cảnh, nữ chính phạm tội và nam chính ngụy tạo bằng chứng để nhận tội thay là những diễn biến sao chép lộ liễu. Cảnh cuối của hai nhân vật chính cũng giống với cái kết của Ryoji và Yukiho trong Bạch Dạ Hành.
Việc này có thể nói là khó cứu vãn được, dù mức độ phủ sóng cao, nổi tiếng tuy nhiên bộ phim vẫn để lại một vết nhơ trong lòng một bộ phận khán giả.