Nhiều vụ tranh chấp bản quyền lớn trên thế giới
Trong thời đại công nghệ phát triển, việc vi phạm và dẫn tới các tranh chấp bản quyền diễn ra khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tranh chấp bản quyền hình ảnh, video. Ở mỗi trường hợp, quan điểm và cách hành xử của mỗi bên đều khác nhau.
Mục lục
Phải bồi thường vì dùng ảnh không phép
Năm 2012, blogger Joshua Dunlop đăng tải một mẹo chụp ảnh trên blog cá nhân. Joshua cho rằng việc có nhiều trang lớn như Gizmodo, HardOCP… đã dẫn lại bài viết đó, sử dụng hình ảnh, trích dẫn các câu chữ của anh và đặt link bài viết gốc ở cuối bài nhưng đây là điều “hoàn toàn chấp nhận được, dù họ không xin phép sử dụng, nhưng đã ghi nguồn, đồng thời tăng traffic cho trang web của tác giả, do đó không vấn đề gì”.
Tuy nhiên, việc Daily Mail của Anh đã sao chép bài viết, tự ý chỉnh sửa hình ảnh cũng như không hề dẫn link hay ghi tên tác giả, và điều này khiến doanh thu từ blog của anh này giảm sút nghiêm trọng.
- “Umbrella Academy” của Netflix có thiết kế “Rising Sun” gây xôn xao
- Dua Lipa phải đối mặt với vụ kiện bản quyền thứ hai đối với ca khúc “Levitating”
- Tòa án thành phố Moscow chấm dứt tranh chấp giữa Sconnect và Entertainment One
- Người sáng tạo “Anna”, Coupang Play đang tranh chấp về việc “chỉnh sửa lại mà không được sự đồng ý”
- Nhóm thổ dân Alaska kiện Neiman Marcus về bản quyền thiết kế áo khoác
Thông qua Twitter cũng như email, Joshua cố gắng liên lạc với tác giả và trang Daily Mail nhưng không có phản hồi. Anh tiếp tục đăng một dòng yêu cầu gặp mặt lên Twitter cá nhân.
Sau đó 24 giờ, Daily Mail âm thầm đính link bài viết gốc lên trang. Tuy nhiên không thỏa mãn với cách giải quyết trên, Joshua trực tiếp gọi điện thoại đến tòa soạn Daily Mail để đòi công bằng. Người đại diện của tờ báo đưa ra đề nghị trả đủ phí theo mức nhuận bút chuẩn, và nếu Joshua yêu cầu được đề tên, họ sẽ liên hệ tác giả bài viết.
Joshua sau đó đồng ý với mức nhuận bút tiêu chuẩn, dù anh cho rằng “lẽ ra anh đáng nhận được nhiều hơn, cũng như tiền bồi thường vì sử dụng hình ảnh không phép”. Joshua không tiếp tục vụ kiện, vì anh “đang rất bận” cũng như cho rằng vụ việc đã được giải quyết thỏa đáng.
Trên bài viết của mình tại PetaPixel, Joshua cho rằng mọi vấn đề bản quyền cần được thực hiện nghiêm túc, không được để các trang báo lớn trộm bản quyền và trốn thoát. Đổi lại, người đi đòi quyền lợi cũng cần ứng xử chuyên nghiệp, làm rõ vấn đề một cách bình tĩnh, chậm rãi.
Cũng trong năm 2012, tạp chí TMW phát hiện trang Vogue Spain sử dụng nhiều hình ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng, viết lời dẫn và thậm chí tự ý chỉnh sửa, thêm bộ lọc.
Vogue Spain đăng lời xin lỗi về “thiếu sót”, và hứa bồi hoàn cho các tác giả, nhưng lời xin lỗi bị cho là quá chung chung và tối nghĩa.
Về phía mình, tác giả cho rằng Vogue Spain thiếu thiện chí khi không xóa các hình ảnh đánh cắp, một trong số các nạn nhân – nhiếp ảnh gia Fullana – yêu cầu họ xin lỗi công khai tất cả các tác giả.
Trên trang Twitter chính thức, Vogue Spain đã lên tiếng: “Vogue Spain bày tỏ sự không hài lòng về việc sử dụng hình ảnh không phù hợp trên Instagram. Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi đến Fullana và cộng đồng photographer về điều đã xảy ra. Đồng thời, Vogue Spain sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự bất tiện này, cũng như cam kết không lặp lại sự việc tương tự.”
Sau đó Vogue Spain đồng ý bồi thường giá trị các bức ảnh cho Fullana.
Tranh cãi bản quyền trên Instagram, tranh chấp bản quyền với khỉ thu hút quan tâm dư luận
Vụ tranh chấp hi hữu đã diễn ra khi nhiếp ảnh gia David Slater vào năm 2011 đã bị một chú khỉ trộm camera và vô tình dùng chính chiếc máy đó chụp hàng trăm tấm ảnh tự sướng, một trong số đó được lan truyền trên khắp các báo lớn toàn thế giới.
Trang đa phương tiện của Wikipedia đã thêm bức ảnh này vào hệ thống hình ảnh miễn phí trực tuyến, cho phép bất kỳ người xem nào được dùng ảnh này và miễn trừ mọi cáo buộc bản quyền.
Slater cho rằng quyết định này gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của anh, và than phiền đến Wikimedia, nhưng ban biên tập của Wikimedia cho rằng chú khỉ đã chụp ảnh mới thực sự giữ bản quyền sản phẩm.
Slater nói với The Telegraph “Wiki cho rằng con khỉ chụp bức ảnh này, nên nó sẽ sở hữu bản quyền, không phải tôi, nhưng việc quyết định là của tòa án”. Slater sau đó đứng trước quyết định kiện tụng có thể khiến anh tiêu tốn đến 10.000 bảng Anh.
Slater tiếp tục phân trần: “Vài biên tập viên nghĩ rằng bức ảnh nên được đăng lên lại. Tôi bảo họ đây không phải tài sản công cộng, mặc dù đúng là con khỉ đã chụp ảnh, tôi là người khởi nguồn cho mọi việc, chuyến đi tốn của tôi khoảng 2.000 bảng, chưa kể chi phí dụng cụ khoảng 5.000 bảng, và nhiều chi phí khác”.
Một người dùng tên Saffron Blaze nói trong mục bình luận: “Tôi không chắc việc không ai sở hữu bản quyền là hợp lý. Hành xử theo cách này sẽ rất thiếu tôn trọng nhiếp ảnh gia, người đã tạo ra tình huống mà kết quả là bức ảnh”.
Trong một khảo sát nhanh trên The Telegraph, với hơn 50.000 người tham gia bình chọn, 44% cho rằng bức ảnh thuộc về Slater, 40% cho rằng chú khỉ sở hữu bức ảnh và chỉ hơn 16% đồng ý nó là tài sản công cộng. Cho đến nay, sự việc vẫn chưa đi đến hồi kết.
Việc bảo vệ bản quyền sản phẩm trên mạng xã hội đang khá khó khăn và phức tạp. Ngay cả điều khoản sử dụng cũng như khả năng can thiệp của các nhà quản lý cũng còn khá hạn chế, các vụ việc thường phụ thuộc nhiều vào thiện chí của đôi bên.
Năm 2011, Prince từng bị kiện vì dùng hình ảnh từ cuốn sách Yes Rasta mà không xin phép tác giả Patrick Cariou, một trong số đó có giá lên đến 2,5 triệu USD, theo New York Times. Tòa án Manhattan tuyên bố Prince đã phá luật “fair use” khi dùng hình ảnh của Cariou, rằng anh này không hề thay đổi hay “tăng giá trị” cho sản phẩm gốc. Prince sau đó kháng án thành công vào năm 2013. Trong một email đến Art in America, giáo sư Luật về Nghệ thuật Amy Adler cho rằng “tòa án quyết định rằng một tác phẩm không cần phải chú giải cho sản phẩm gốc để quyết định đó là “fair use”.
Khái niệm sử dụng hợp pháp (fair use) rất phức tạp, bao hàm nhiều đánh giá chủ quan, khó đo đạc. Mỗi trường hợp kiện tụng bản quyền đều đặc thù, ít có khả năng tham khảo từ các trường hợp tiền lệ. Prince cho rằng, bằng cách tách rời bức ảnh khỏi bối cảnh của họ, anh ta có thể tạo ra các tác phẩm mới mẻ, nhiều giá trị hơn. Khi người dùng bỏ hàng đống tiền ra để mua, họ chắc chắn đang trả cho danh tiếng của Prince, chứ không phải cho một bức ảnh Instagram phóng lớn.
Xoay quanh vấn đề này nhiều ý kiến rái chiều. Nhà sáng lập Suicide Girls là Missy Suicide nói với The Creator’s Project rằng việc này “là một vi phạm bởi những kẻ không hiểu luật”. Một người dùng tên Sciortino nói với Business Insider: “Tôi không hiểu có gì phải giận dữ, thật vinh dự vì được đóng góp vào sản phẩm của nghệ sĩ nổi tiếng”. Còn Instagram thì không bình luận gì về vụ việc.