Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về nghi vấn “đạo ý tưởng” của “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”
Ngày 9-4, Báo Văn Nghệ tổ chức trao giải cuộc thi thơ trên Báo Văn Nghệ 2019 – 2020 với 2 giải B (không có A) cho các tác giả: Tòng Văn Hân (Điện Biên) và Nguyễn Văn Song (Hưng Yên). Việc Ban Tổ chức trao giải cao cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân đã dẫn đến những phản ứng trái chiều của dư luận. Nhiều người cho rằng tác phẩm “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” đạo ý tưởng.
Mục lục
Nhà thơ Trần Đăng Khoa không tin là có chuyện đạo ý tưởng thơ ở đây
Theo ý kiến của một số khán giả thì bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân bị nghi ngờ “đạo ý tưởng” một bài thơ viết năm 2018.
Chiều 11-4, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam- nhà thơ Trần Đăng Khoa cho hay đã có người thông báo với ông về việc này. Đồng thời ông bày tỏ: “Quan điểm cá nhân của tôi là phải xác minh lại. Nếu đúng là đạo thơ thì phải xử lý nghiêm. Còn nếu không đúng thì giải toả mọi nghi ngờ người ta đặt ra”.
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
- Tập đoàn Viettel tổ chức sự kiện “Viettel IoT Day 2023”
- Thị trường chứng khoán liên tục giảm trong những tháng cuối năm 2023
Nhận xét về “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng bài thơ có cái chân mộc, thật thà, hướng đến đạo đức. Cá nhân ông không tin là có chuyện đạo thơ ở đây. Ông nói “Trộm gà, trộm chó (trộm vặt) thì người ta mới chửi… Tôi nghĩ là từ bài thơ này người ta chế ra. Trên mạng bây giờ mọi thứ đều có thể xảy ra”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thấy bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” có tư duy lạ
Theo nhận xét của nhà thơ thì “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” có cái được của nó, nhưng bảo bài thơ thật xuất sắc là không phải.
Cái được là: “Lần đầu tiên đọc, tôi thấy bài này có tư duy lạ. Tôi ủng hộ cái đó và nhiều người cũng ủng hộ. Bình tĩnh thì thấy tứ đó là tứ đáng ghi nhận. Nếu vào người viết khéo, có thể thành một bài thơ để đời. Xưa nay, việc bị mất trộm ở thôn quê xảy ra như cơm bữa. Ngay ở làng quê tôi, việc mất trộm gà, trứng gà xảy ra như cơm bữa. Cứ vài ngày lại nghe người chửi trộm gà. Nhưng trong bài thơ này, bà mẹ chửi trộm hiện lên rất đẹp, rất nhân văn. Cách viết mộc, thật thà, đúng như cách nghĩ cách nói của đồng bào dân tộc”.
Ông cho biết: “Chính tôi là người đề nghị không có giải A, cũng không có giải B, chỉ có giải C và giải khuyến khích thôi. Nhưng rồi bàn luận kỹ lưỡng, tôi đồng ý với hội đồng giám khảo. Không có quả thì thôi có hoa, ta mừng hoa cũng được”.
Theo ông nếu tác giả lấy tên “Mẹ tôi và lũ trộm gà” thì đỡ đi. Từ “chửi” ở đây hơi “không sạch tai”, tư duy người ta cũng không thích cái đó. Thế nhưng, dùng từ như thế thì thành bà mẹ Kinh rồi chứ không phải bà mẹ dân tộc.
Việc nhận định một tác phẩm có đạo ý tưởng không phải xem xét trên nhiều khía cạnh, vì vậy đừng vội phán xét mà hãy nhìn nhận một cách tổng thể nhất về tác phẩm để từ đó bày tỏ quan điểm một cách khách quan hơn.