Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế
Trong quá trình sáng tạo của mình, rất nhiều nhà sáng chế Việt Nam đã tạo ra các giải pháp kỹ thuật tiến tiến, có khả năng áp dụng công nghiệp, là đối tượng được bảo hộ sáng chế, không những tại Việt Nam mà còn có thể được bảo hộ tại các quốc gia khác trên thế giới. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế như thế nào?
Mục lục
Hình thức đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế
Sáng kiến – Sáng chế là việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội hơn so với các sản phẩm đã có trước đây thông qua các Giải pháp kỹ thuật làm cho sản phẩm có ưu thế hơn về chất lượng, rút ngắn quy trình hay tiết kiệm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho các Doanh nghiệp cùng ngành.
Đăng ký Sáng kiến – Sáng chế là việc bảo hộ cho một Giải pháp kỹ thuật có trình độ sáng tạo cao, nhằm bảo hộ độc quyền và duy nhất sáng kiến – sáng chế đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- MLB chuẩn bị tiếp quản các chương trình phát sóng truyền hình địa phương từ Sinclair
- Apple nắm bắt tiềm năng phát trực tuyến thể thao với thỏa thuận MLS
- Puerto Rico tư nhân hóa sản xuất điện trong bối cảnh mất điện
- Họa sĩ Nhật Bản sản xuất tập sách miêu tả trải nghiệm của phụ nữ Uzbekistan trong các trại tạm giam của người Duy Ngô Nhĩ
- Cuốn sách nhìn lại hành trình của các tổ chức truyền thông in ấn ở Ấn Độ
Để có thể bảo hộ cho sáng chế của mình tại các quốc gia khác nhau thì chủ sở hữu sáng chế Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
1. Nộp đơn trực tiếp tại các nước theo Công ước Paris
Theo cách này, chủ sở hữu sáng chế sẽ lựa chọn nộp đơn trước tiên tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn đăng ký bảo hộ để hưởng quyền ưu tiên của ngày nộp đơn sớm nhất (ưu tiên nộp tại Việt Nam đầu tiên), sau đó trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, tiến hành thủ tục nộp đơn tại các quốc gia còn lại.
Đơn sẽ được xử lý theo quy định riêng biệt của từng quốc gia.
2. Nộp đơn sáng chế quốc tế PCT có nguồn gốc tại Việt Nam
Đối với các quốc gia mà chủ sở hữu sáng chế (SC) cần đăng ký là thành viên của Hiệp ước sáng chế (PCT) thì ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp theo công ước Paris, chủ sở hữu SC có thể lựa chọn hình thức nộp đơn sáng chế quốc tế theo hiệp ước này.
Theo hình thức này, chủ sở hữu SC sẽ lựa chọn nộp đơn tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn bảo hộ sau đó tiến hành thủ tục nộp đơn sáng chế quốc tế và chỉ định vào các quốc gia còn lại.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế đối với Đơn PCT có chỉ định Việt Nam và Đơn PCT có chọn Việt Nam
Bước 1. Nộp đơn quốc tế
Chủ sở hữu sáng chế có thể trực tiếp hoặc Ủy quyền cho Đại diện Sở hữu công nghiệp nộp Đơn quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đường bưu điện.
Bước 2. Xử lý đơn quốc tế
Thời điểm bắt đầu xử lý đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam hoặc có chọn Việt Nam ở giai đoạn quốc gia kể từ ngày đầu tiên của tháng thứ ba mươi hai kể từ ngày ưu tiên, nếu người nộp đơn không có văn bản yêu cầu vào giai đoạn quốc gia sớm hơn các thời hạn nêu trên.
Bước 3. Thẩm định đơn quốc tế
Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường. Nếu người nộp đơn có văn bản yêu cầu thẩm định đơn trước thời hạn và nộp phí theo quy định, đơn quốc tế sẽ được thẩm định trước thời hạn quy định tại điểm 27.7.b trên đây phù hợp với quy định tại Điều 23(2) của Hiệp ước.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế đối với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam
Bước 1. Nộp đơn quốc tế
Chử sở hữu sáng chế có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hay Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
Bước 2. Tra cứu quốc tế
Đối với các đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam, các cơ quan tra cứu quốc tế và các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền là các cơ quan sáng chế, cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế châu Âu.
Bước 3. Công bố đơn
Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette).
Bước 4. Thẩm định sơ bộ đơn quốc tế
Mục đích: đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ hay không. Sau đó, Cơ quan thẩm định lập báo cáo thẩm định sơ bộ và gửi cho Văn phòng quốc tế.
Bước 5. Xử lý đơn quốc tế
Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại.