Vi phạm bản quyền trực tuyến ở Việt Nam đang ở mức báo động cao
Môi trường trực tuyến là một trong những vùng đất kinh doanh mầu mỡ, được đông đảo mọi người tham gia, tuy nhiên việc xâm phạm, vi phạm bản quyền trên môi trường này cũng rất khó bị kiểm soát theo quy định của pháp luật hiện nay. Có thể nói, hiếm có ngành kinh doanh nào mà tình trạng vi phạm bản quyền qua mạng lại nghiêm trọng như ngành xuất bản Việt Nam.
Vi phạm bản quyền qua mạng ngành xuất bản Việt Nam khá nghiêm trọng
Trước sự vi phạm nghiêm trọng của ngành xuất bản Việt Nam, đại diện Công ty Sách Thaihabook đã lên tiếng kêu cứu trước tình trạng rất nhiều bản sách dạng điện tử của Thaihabook bị sử dụng tràn lan mà không xin phép, gây thiệt hại nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh chính đáng của đơn vị này.
- Top những dịch vụ xem phim bản quyền trực tuyến được nhiều người dùng tại Việt Nam
- Vi phạm bản quyền trên nền tảng số
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
Trước đó, NXB Trẻ phát hiện một cổng thông tin điện tử lớn thản nhiên lấy một tác phẩm do NXB Trẻ giữ bản quyền để chuyển thể qua dạng sách nói, cũng gây xôn xao dư luận. Đại diện NXB Phụ nữ cũng từng lên tiếng chỉ đích danh một loạt các trang web xâm phạm bản quyền sách như: 123.org; tailieu.vn; 4slibrary.blogspot.com; sachnoionline.net…
Dù như vậynhưng việc giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền sách qua mạng lại vẫn không tiến triển gì. Có ý kiến cho rằng là vì việc xử lý các trường hợp bị tố cáo vi phạm bản quyền vốn gây tốn thời gian, công sức, tiền bạc, trong khi hiệu quả lại rất thấp, nên hầu hết các đơn vị xuất bản đều né tránh, chịu đựng. Đây không phải là nhận xét mang tính tiêu cực mà là phản ảnh thực tế tình hình chống sách lậu trong nước hiện nay.
Vi phạm bản quyền phim
Bà Ngô Thị Bích Hạnh – Phó Chủ tịch Công ty BHDcho hay: “mỗi tháng chỉ có từ 5-10 triệu lượt người xem trên các trang có bản quyền, trong khi con số này trên các web lậu là 150 triệu lượt người. Với một bộ phim chiếu rạp nước ngoài, chúng tôi phải mất 3 tháng mới có bản quyền để chiếu cho khán giả. Trong khi đó, với các trang web vi phạm, 2 tuần sau khi phim ra rạp đã có bản lậu, 1 tháng sau có bản HD”.
Đầu năm 2018, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Mỹ, trong chuyến đến Việt Nam, cũng tiết lộ, trang phim lậu lớn nhất thế giới 123Movies (GoMovies) với khoảng 98 triệu lượt xem/tháng trên toàn cầu được điều hành tại Việt Nam. Theo thống kê từ Kantar Media, trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ dẫn đầu thị trường OTT Việt, tính theo lượng người sử dụng, có 3/6 là website xem phim trực tuyến gồm: HD Viet, Phimmoi.net, Phimbathu. Điều đáng nói là 3 trang web này đã có tên trong danh sách 83 trang web có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung chương trình truyền hình được Cục Phát thanh – truyền hình và thông tin điện tử đăng tải hồi cuối năm 2017.
Về vấn đề này, bà Trần Thu Trang – đại diện FPT Play cũng nêu quan điểm: “Người Việt hiện chưa sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ xem phim. Bên cạnh đó, việc thanh toán trực tuyến cũng còn không ít khó khăn”. Hậu quả là, các đơn vị kinh doanh chân chính vừa mất số tiền không nhỏ để có bản quyền, mất thời gian chờ đợi, đóng các loại thuế phí… nhưng số tiền thu về rất ít. Ngược lại, các trang web vi phạm không hề trả tiền bản quyền, nguồn lợi quảng cáo đổ về rất lớn.”
Luật hiện nay quy định cụ thể hình thức xử phạt vi phạm bản quyền sách, từ sách giấy đến sách điện tử, nhưng việc thực thi gần như bất khả thi. Hầu hết các đơn vị xuất bản gần như không có khả năng, từ con người, kinh phí đến cả chuyên môn để làm việc này. Mặt khác, nhiều trang web vi phạm sử dụng tên miền có chủ sở hữu thuộc nước ngoài càng khiến việc xử lý trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, vụ việc NXB Trẻ tố Yeah1Network vi phạm bản quyền lại vô tình mở ra một hướng xử lý mới cho tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng. Về cơ bản, các trang web vi phạm đều phải thu hút người xem để thu lợi, chính vì vậy, nếu bị phê phán, gây sức ép, tẩy chay…, các trang web này sẽ mau chóng thỏa hiệp, tôn trọng bản quyền.
Ông Nguyễn Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT-TT cho biết: “Phía cơ quan chức năng đã có biện pháp và cơ sở để ngăn chặn hành vi này. Thứ nhất, nếu xác định được các trang web vi phạm sẽ gửi thông báo đến các đơn vị quảng cáo để họ tạm ngưng. Thứ hai, có thể đề nghị các nhà mạng lớn ở Việt Nam không cho thuê hosting… hai vấn đề này chỉ thực hiện được khi có đủ bằng chứng chứng minh trang web đó vi phạm. Chính bởi nút thắt đó nên cho đến nay tình trạng vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ; nhiều vụ kiện chưa đi đến hồi kết, còn các đơn vị làm ăn chân chính mỗi ngày vừa phải lo cập nhật nội dung mới phục vụ khán giả, đồng thời tìm mọi cách để tự bảo vệ mình.
Để hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền, cần có sự chung tay của các Bộ ban ngành, các cơ quan, cá nhân sở hữu tác phẩm và người tiêu dùng. Việc cùng chung tay tác động, tạo dư luận, gây sức ép về mặt xã hội đến các đơn vị sẽ tạo hiệu quả nhanh chóng trong việc xử lý vi phạm bản quyền. Vi phạm bản quyền trực tuyến được hạn chế thì mới tạo cơ hội thực sự để phát triển, cạnh trành lành mạnh cho nhiều lĩnh vực, nhất là ngành xuất bản, phim ảnh trên môi trường trực tuyến.