Vì sao 23/4 là Ngày sách và bản quyền thế giới?
Sách là nguồn kiến thức bất tận của nhân loại và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người. Sách chứa đựng những thông tin, giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, chứa đựng những tình cảm vào trong những vấn đề của cuộc sống, mở ra cánh cửa tri thức và tâm hồn con người, dạy cho ta cách sống và cách để yêu thương. Đánh giá được tầm quan trọng của sách nên mọi người đã gìn giữ và nâng niu những giá trị đó, ngày 23/4 được chọn là Ngày sách và bản quyền thế giới, nhiều năm qua đây thwujc sự trở thành ngày hội của người đọc sách.
Mục lục
Nguồn gốc của ngày sách và bản quyền thế giới
Mỗi cuốn sách lại là những chủ đề, lĩnh vực khác nhau nhưng đều với mục đích hướng tới cho bạn đọc những tri thức mới, giá trị nhân loại. Từ xa xưa mọi người đã lưu giữ lại những kiến thức qua sách vở và để lại đời sau cho con cháu. Ý tưởng về Ngày Sách và Bản quyền Thế giới bắt nguồn từ một phong tục truyền thống rất đẹp ở Catalonia (Tây Ban Nha): Vào ngày 23/4 hàng năm (là ngày lễ Thánh Goerge), có rất nhiều hội chợ sách và các lễ hội đường phố được tổ chức, mỗi khách hàng sẽ được tặng một bông hồng kèm theo khi mua một cuốn sách trong ngày hôm đó.
Trùng hợp thay, ngày 23/4 cũng là ngày mà cả ba đại văn hào của thế giới Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega đều qua đời sau khi để lại cho nhân loại những kiệt tác của mọi thời đại. Ngày này cũng là ngày sinh hoặc ngày giỗ của các tác giả nổi tiếng khác Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, Josep Pla and Manuel Mejía Vallejo.
- TikTok công bố danh sách Visionary Voices đầu tiên cho tháng lịch sử đen
- Twitch tạm thời cấm AI nhại “Seinfeld” sau những nhận xét siêu phàm
- Tại sao người hâm mộ âm nhạc bị quyến rũ bởi những bản hit nhanh chóng của TikTok?
- Nghiên cứu cho thấy âm nhạc giúp điều trị rối loạn sử dụng chất gây nghiện ở nam giới
- Hành động của nhân vật trong kịch bản phim phản ánh định kiến giới
Với mong muốn Ngày Sách và Bản quyền Thế giới sẽ là dịp để cả thế giới tôn vinh sách và những người sáng tạo ra chúng, khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”(World Book and Copyright Day).
Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình. Đây cũng là dịp tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại thể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, các tổ chức phi chính phủ, trường học, các cơ quan thông tin đại chúng,… trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả.
Hơn 10 năm trên thế giới đã có trên 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm “Ngày sách và bản quyền thế giới”
Hơn 10 năm qua, trên thế giới đã có trên 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm “Ngày sách và bản quyền thế giới” với nhiều hoạt động thiết thực dưới nhiều hình thức và chủ đề phong phú khác nhau. Điển hình nhất là xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa các thư viện – nhà xuất bản – cơ quan phát hành – và bạn đọc.
Ngày này cũng là ngày dành riêng cho việc tuyên truyền nâng cao ý thức của công chúng trong vấn đề bản quyền, là dịp để các luật sư, các tác giả và nhà sáng tạo thảo luận các chủ đề khác nhau về bản quyền, là cơ hội đến tìm hiểu các tổ chức quản lý tập thể và thực tập về luật bản quyền cho sinh viên ngành xuất bản,bản quyền.
Dưới sự khởi xướng và khuyến khích của UNESCO khắp nơi đã chào đón Ngày đọc sách thế giới rất nhiệt tình và sôi nổi. Đây thực sự là ngày hội của những người yêu quý sách trên khắp hành tinh. Trong khi ở châu Phi, các bạn trẻ lại tình nguyện đem sách tới cho những người có hoàn cảnh đặc biệt như người bệnh, người mù lòa và cả những người không biết chữ để đọc cho họ nghe… thì ở châu Âu và Bắc Mỹ, vào ngày này trên khắp các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng, trên những con tem của từng lá thư đều có logo ngày hội sách.
Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và hiện thực hóa ngày này thông qua các hoạt động vô cùng ý nghĩa như: Triển lãm, trưng bày sách báo, triển lãm thư pháp, giao lưu tọa đàm giữa các nhà văn với bạn đọc, tuyên truyền giới thiệu sách, vẽ tranh theo sách… Bên cạnh đó còn có các hoạt động quyên góp ủng hộ sách, xây dựng tủ sách cho các địa phương khó khăn ở vùng xâu, vùng xa góp phần nuôi dưỡng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 284/QĐ-TTg chọn ngày 21/4 hằng năm là “Ngày Sách Việt Nam” để phong trào đọc sách đi vào hoạt động có nền nếp và ngày càng phát triển sâu rộng trong toàn xã hội. Điều này không chỉ thể hiện được sự hội nhập của Việt Nam với thế giới mà còn góp phần gắn kết các hoạt động được tổ chức trong nước để hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế giới.
Xã hội ngày càng phát triển, sự xuất hiện của mạng xã hội, công nghệ thông tin làm cho con người ngày càng thay đổi. Tuy nhiên tầm quan trọng của sách vẫn không hề giảm sút và đem lại nhiều giá trị cho con người, việc tổ chức các ngày sách và văn hóa đọc chính là minh chứng rõ ràng nhất: Sách và văn hóa đọc mãi mãi trường tồn. Với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách báo và tri thức trong đời sống, sự kiện ngày đọc sách thế giới ở Việt Nam đang trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong xã hội.