YouTube, Facebook, đang là môi trường có nhiều vi phạm bản quyền nhất
Sau những trận bóng đá hay những bộ phim hay,… vấn đề bản quyền lại được tranh luận sôi nổi. Tuy nhiên hiện nay các đơn vị bị xâm phạm bản quyền vẫn không có biện pháp xử lý. Chính vì thế tình trạng livestream trái phép trên YouTube, Facebook ngay khi vừa được phát sóng vẫn tiếp diễn hằng ngày.
Mục lục
Nhiều vi phạm bản quyền trên nền tảng YouTube, Facebook
Các nhà cung cấp nội dung tại Việt Nam đều khẳng định mạng xã hội, như YouTube, Facebook, đang là môi trường có nhiều vi phạm bản quyền nhất tại buổi tọa đàm về hiện trạng và giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số do Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) tổ chức mới đây.
Cụ thể, YouTube đăng tải nội dung vi phạm bản quyền hoặc livestream trái phép các chương trình truyền hình, Facebook được khai thác để livestream bóng đá, hoặc chia sẻ đường link đến web phim lậu.
- FTC phạt GoodRx vì chia sẻ trái phép dữ liệu sức khỏe
- Tuyên bố của Liên minh bản quyền về vụ kiện vi phạm bản quyền của Nhà xuất bản sách đối với lưu trữ Internet
- YouTube buộc phải trả thêm tiền cho các nhạc sĩ theo luật bản quyền được đề xuất của Liên minh Châu Âu
- Youtube xóa video đưa tin sai sự thật về bầu cử Mỹ 2020
- Sarah Silverman kiện Meta và OpenAI vì vi phạm bản quyền
Sau thời gian dài cung cấp nội dung qua sóng phát thanh, gần đây Đài tiếng nói Việt Nam VOV bắt đầu đưa lên các nền tảng số. Điều đáng nói là đơn vị này thậm chí bị YouTube đánh dấu vi phạm bản quyền nội dung do chính họ sản xuất, bởi đã có những đơn vị khác đã đăng lên trước. Chưa dừng lại ở đó, nhiều nội dung dạng “voice” của đơn vị này còn bị chia sẻ trên SoundCloud, lồng hình để đăng lên các ứng dụng podcast, YouTube, Facebook.
Liên quan đến vấn đề này, người đại diện Truyền hình Vĩnh Long cho biết: “Khi chúng tôi đang chiếu một bộ phim, trên YouTube cũng có một số kênh phát trực tiếp phim đó”, đồng thời ông khẳng định các chiêu trò “re-up” (đăng tải lại) như bóp méo hình, méo tiếng, xoay video để đánh lừa hệ thống kiểm soát của YouTube xảy ra liên tục với các nội dung của đài.
Những thiệt hại gây ra rất lớn, tuy nhiên các nhà sản xuất nội dung vẫn chỉ biết sử dụng các công cụ cơ bản của nền tảng, chẳng hạn report để Facebook xem xét, hoặc đánh gậy bản quyền trên YouTube mà chưa có biện pháp triệt để nào để khắc phục tình trạng trên.
Biện pháp nhằm giảm tối đa tình trạng vi phạm bản quyền nội dung số
Facebook và YouTube có cơ chế bảo vệ bản quyền bằng Content ID. Mỗi video sẽ được gắn một mã riêng nhằm xác nhận quyền sở hữu của chủ kênh. Khi video đó được “re-up”, doanh thu nếu có cũng sẽ chuyển cho người sở hữu, thay vì người re-up, từ đó tình trạng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên thực tế, nhiều chương trình chưa được nhà sản xuất đăng lên YouTube hay Facebook đã bị người khác lấy về và đăng trước. Một số còn dùng các thủ thuật để qua mặt các nền tảng này.
Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Ông Lưu Đình Phúc nhận định tình hình vi phạm bản quyền thời gian qua được thực hiện theo những cách thức tinh vi và luôn thay đổi. Điều này gây khó khăn trong công tác xử lý, đặc biệt khi việc vi phạm được thực hiện trên các nền tảng xuyên biên giới, từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề này, ông Phúc cho rằng “Trong thời gian tới, Cục sẽ thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử”. Đồng thời ông đưa đưa ra các biện pháp. Trước hết, các nhà cung cấp cần nâng cao chất lượng dịch vụ để người dùng chủ động tìm đến và tránh xa các nội dung vi phạm. Thứ hai, cần giáo dục nâng cao nhân thức để người dùng hiểu rằng vi phạm bản quyền là việc bất hợp pháp. Tiếp đó các đơn vị truyền thông phải áp dụng công nghệ trong việc bảo vệ nội dung số và tăng thời gian phát hiện và xử lý video vi phạm. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất nội dung, dù là đối thủ của nhau, cần hợp tác trong việc chống vi phạm bản quyền.
VTV Cab đã yêu cầu xóa 30 nghìn video trên Facebook và khóa 2.032 tài khoản vi phạm bản quyền. Trên YouTube, đơn vị này cũng yêu cầu xóa hơn 8 nghìn video, khóa 730 kênh vi phạm. K+ cũng đã yêu cầu hạ 15,4 nghìn đường link vi phạm, khóa 16,9 triệu lượt xem trái phép trên hai nền tảng này. VTV Cab, K+, VOV cho biết họ phải thành lập các đội chuyên đi tìm và xử lý nội dung vi phạm bản quyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, biện pháp này chưa triệt để, người nắm giữ nội dung vẫn phải “chạy theo” các đối tượng vi phạm.
Việc vi phạm bản quyền nội dung số hiện nay diễn ra trên nhiều nền tảng khác chứ không chỉ Ngoài Facebook và YouTube. Điển hình như các trang tin điện tử, ứng dụng xem video lậu hay các website chuyên livestream, các sàn giao dịch điện tử bán tài khoản lậu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các đơn vị sản xuất.