Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp bảo vệ cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trước những hành vi sử dụng trái phép từ những chủ thể khác. Qua đó, đem lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ sở hữu từ việc độc quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp của mình.
Mục lục
Kiểu dáng công nghiệp là gì? Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành. Đây là việc chủ sở hữu thực hiện việc nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
- Việt Nam Học Hỏi Kinh Nghiệm Từ Trợ Lý Ảo GoodPy Của Hàn Quốc
- Thông Tin Xác Thực Tài Khoản Mạng Xã Hội Khi Đăng Bài
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, sau khi được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ được gọi là bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời hạn 05 năm và có thể tiến hành gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
Sau khi đã tìm hiểu về những khái niệm cơ bản liên quan tới chủ đề này, phần tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và việc trả lời câu hỏi này là cần thiết vì chỉ khi nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp mới có thể bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp của mình. Có thể đề cập những lý do sau đây để trả lời cho câu hỏi Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ. Nên khi muốn được sử dụng độc quyền và tránh những hành vi xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp thì cần tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký bảo hộ.
– Khác với những đối tượng của quyền tác giả, được bảo hộ theo nguyên tắc bảo hộ tự động ngay cả khi không được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ khi được nộp đơn đăng ký và cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Khi đó các quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp mới được phát sinh.
– Được độc quyền sử dụng và khai thác quyền của kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn tối đa 15 năm, do đó sẽ tạo điều kiện và lợi thế cạnh tranh với những bên khác.
– Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ
– Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có quyền được chuyển nhượng cho bên thứ ba sử dụng có thu phí chuyển nhượng, phí sử dụng. Chính điều này có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu. Đồng thời chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của mình.
– Cá nhân, tổ chức phải thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vì trường hợp đưa sản phẩm được đưa ra thị trường mà chưa được đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị người khác bắt chước và sao chép. Trường hợp những đối tượng đó làm thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước thì cá nhân, tổ chức có kiểu dáng công nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi đã hiểu được vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thông tin mà Quý khách hàng cần nắm được. Những chủ thể sau đây sẽ có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Tác giả (người hoặc những người trực tiếp sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thỏa thuận khác trong hợp đồng này.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; Hình dáng sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Kiểu dáng công nghiệp là một tài sản trí tuệ của con người vì vậy chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp và mọi người cần có những hiểu biết đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp.