Việc thu phí bản quyền âm nhạc trên YouTube hiện không theo một cơ chế nào kiểm soát
Trong năm 2020 vừa qua, ở Việt Nam youtube chưa bao giờ phát triển đến như vậy. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của Youtube thì vấn đề đặt ra là việc thu phí bản quyền âm nhạc trên youtube chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tại Đại hội đại biểu Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam diễn ra hôm qua 14.10 tại TP.HCM, việc thu phí bản quyền âm nhạc trên youtube là vấn đề được quan tâm thao luận hàng đầu.
Mục lục
RIAV đã chính thức hợp tác ký kết hợp đồng với Công ty Google nước ngoài
Theo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 3 (2014 – 2019) của Đại hội đại biểu Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV – tổ chức xã hội nghề nghiệp đại diện cho quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất bản ghi dưới mọi hình thức ở Việt Nam), những năm qua, sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ thông tin, tình trạng xâm phạm bản quyền đối với các sản phẩm bản ghi (bản ghi âm, ghi hình, bản ghi karaoke) thuộc quyền sở hữu của RIAV chưa có hồi kết trên các lĩnh vực, nhất là trên mạng, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh cũng như tái đầu tư cho sản phẩm mới của các đơn vị hội viên.
Từ năm 2015, sau nhiều lần thương thảo, RIAV đã chính thức hợp tác ký kết hợp đồng với Công ty Google nước ngoài (Google Inc, Google Ireland Limited, Google Commerce Limited) cấp quyền cho RIAV được trực tiếp đưa các sản phẩm thuộc quyền sở hữu của RIAV khai thác trên mạng xã hội YouTube.
- Nữ ca sĩ Taylor Swift khẳng định bản quyền âm nhạc bằng cách “làm mới” album “Fearless”
- Youtube xóa video đưa tin sai sự thật về bầu cử Mỹ 2020
- TikTok công bố danh sách Visionary Voices đầu tiên cho tháng lịch sử đen
- Twitch tạm thời cấm AI nhại “Seinfeld” sau những nhận xét siêu phàm
- Tại sao người hâm mộ âm nhạc bị quyến rũ bởi những bản hit nhanh chóng của TikTok?
RIAV thành lập đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH MTV bản quyền nội dung số Việt Nam
Để tạo thuận lợi hoạt động trong lĩnh vực này, RIAV thành lập đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH MTV bản quyền nội dung số Việt Nam, đến nay đã thu hút được các đơn vị, cá nhân tham gia; bảo vệ được bản quyền các sản phẩm bản ghi và đem lại quyền lợi cho các đơn vị, cá nhân ủy thác khai thác.
Theo Ban Chấp hành nhiệm kỳ 3, một số đơn vị sản xuất vẫn chưa thật sự tin tưởng vào hoạt động của hiệp hội (đơn cử là ngay trong đại hội, ông Hoàng Tuấn, Giám đốc HT.Production, đã xin rút khỏi RIAV), cũng như các cơ quan quản lý nhà nước chưa thấy rõ vai trò của hiệp hội nên chưa có nhiều sự ủng hộ.
Có thể nói rằng, việc một tổ chức có hoạt động thành công hay không điều đầu tiên là lòng tin của những đơn vị tham gia. Đồng thời, tổ chức đó cũng cần phải thực hiện được nhiều công việc, khẳng định được vị thế của mình thì mới có thể củng cố lòng tin và mang lại những giá trị thật sự hiệu quả cho thành viên. Ở Việt Nam hiện nay, rất cần những tổ chức như vậy để có thể hoạt động bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, đồng thời có những đóng góp giúp cho việc kiểm soát, thực hiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ được chặt chẽ, hiệu quả hơn.