Chủ nợ thành bị can vì phút nóng giận
Nhiều lần đòi nợ nhưng người mượn liên tục tránh mặt. Quá tức giận, chủ nợ đã ra tay tát vào mặt, rồi giật 2 chiếc điện thoại của con nợ và bị truy tố tội “Cướp tài sản”.
Mục lục
Cướp tài sản khi đòi nợ
Ngày 10/12, VKSND huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết, đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thành Thái (48 tuổi, ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) về hành vi “Cướp tài sản”.
Theo cáo trạng, chị V.K.L có mượn của Thái số tiền 134 triệu đồng nhưng không trả. Đến khoảng 9h ngày 27/2, Thái gặp chị L. tại ấp Thới Thuận B (thị trấn Thới Lai) và yêu cầu chị này cùng đến Công an huyện Thới Lai để giải quyết mâu thuẫn tiền bạc. Trên đường đi chị L. dừng xe để nghe điện thoại khá lâu nên Thái cho rằng “con nợ” cố tình thách thức. Bị cáo này sau đó lao vào tát, lôi chị L. ngã xuống đường và giật điện thoại hiệu IPhone 6 của nạn nhân. Chị L. tiếp tục lấy ra một chiếc điện thoại khác để gọi thì bị Thái giật ném xuống đất, rồi nhặt cho vào túi quần.
Lúc này, chị L. la lên “cướp, cướp” thì Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Thới Lai đang đứng chốt gần đó nghe thấy nên đã nhanh chóng đến giải quyết.
- Khám phá Top những luật sư giỏi nhất Việt Nam
- Chính quyền Biden kháng cáo lệnh cấm liên hệ trên mạng xã hội
- TikTok Kiện Montana vì gọi lệnh cấm của Nhà nước là vi hiến
- Liên minh châu Âu bị cáo buộc đã đàn áp một báo cáo cho thấy vi phạm bản quyền không ảnh hưởng đến việc bán nhạc, phim và trò chơi hợp pháp
- Jennifer Lopez bị Paparazzi đòi kiện 150.000 USD vì đăng ảnh của mình
Qua làm việc, Thái khai nhận do chị L. mượn Thái không trả. Vì quá tức giận, Thái đã đánh và lấy 2 chiếc điện thoại của L.
Tội Cướp tài sản theo BLHS 2015
Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là “BLHS năm 2015”, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; (d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; (đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; (e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; (g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; (c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; (c) Làm chết người; (d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.