Chuyển quyền sử dụng bản quyền là hoạt động như thế nào?
Chuyển quyền sử dụng bản quyền, chuyển nhượng bản quyền…là các hoạt động chuyển giao quyền tác giả từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu mới, hoặc cho phép cá nhân, tổ chức bất kỳ nào đó được sử dụng các quyền tác giả cụ thể mà bạn đang sở hữu. Đây là hoạt động khai thác giá trị thương mại của quyền tác giả, biến loại quyền vô hình này trở thành giá trị thực tiễn.
Mục lục
Chuyển quyền sử dụng bản quyền là gì?
Chuyển quyền sử dụng bản quyền là việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả được phép chuyển giao theo quy định pháp luật.
Các quyền tác giả được phép chuyển giao bao gồm:
- Những điều cần biết khi chuyển nhượng bản quyền
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Mira Murati – Người Đứng Sau ChatGPT Rời Khỏi OpenAI
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng bản quyền cũng có thể tiếp tục chuyển quyền sử dụng này cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng bản quyền
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng bản quyền thực tế được xem là một loại hợp đồng giao dịch dân sự. Hợp đồng này cần được lập thành văn bản và đảm bảo các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển quyền;
c) Phạm vi chuyển giao quyền;
d) Giá, phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.”
Phân biệt chuyển quyền sử dụng bản quyền và chuyển nhượng bản quyền
Bạn cần phân biệt rõ giữa hoạt động chuyển nhượng bản quyền và chuyển quyền sử dụng bản quyền. Về cơ bản nhất, hậu quả pháp lý đối hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau:
- Chuyển nhượng bản quyền: Chủ sở hữu bản quyền hiện tại sẽ chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng bản quyền cho tổ chức, cá nhân khác.
- Chuyển quyền sử dụng bản quyền: Chủ sở hữu bản quyền chỉ cho phép tổ chức, cá nhân khách nhận và sử dụng các quyền cụ thể. Chủ sở hữu vẫn là chủ thể sở hữu duy nhất đối với bản quyền tác giả làm đối tượng để cấp quyền theo hợp đồng.
Cả hai hình thức này đều chỉ áp dụng được lên các quyền tài sản, quyền có giá trị chuyển giao mà pháp luật quy định. Những quyền nhân thân gắn liền với tác giả sáng tác sẽ không thuộc đối tượng để thực hiện chuyển nhượng hay chuyển quyền sử dụng. Cụ thể bao gồm các quyền sau:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Hoạt động chuyển quyền sử dụng bản quyền đã và đang là hoạt động thương mại phổ biến, giúp chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp khai thác giá trị tài sản mà mình đang sở hữu. Để thực hiện hoạt động này chính xác nhất, bạn có thể tham khảo thêm những trình tự, thủ tục pháp lý liên quan tại các bài viết khác được đăng tải trực tiếp trên trang https://banquyenquocte.com.