Một số quy định pháp lý về kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội. Những hoạt động thương mại này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên đều hướng về mục tiêu chung đó là sinh lời. Pháp luật có những quy định cụ thể để hướng dẫn, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại tại Luật Thương mại hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan khác.
Mục lục
Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại là việc thực hiện các hoạt động thương mại sinh lời. Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”. Trong đó, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, những vật gắn liền với đất đai và động sản hình thành trong tương lai.
Một số thuật ngữ pháp lý kinh doanh thương mại
Để có hiểu nắm bắt được chính xác các quy định pháp lý về kinh doanh thương mại. bạn cần phải hiểu một số các thuật ngữ pháp lý chính được sử dụng.
- Các nhà đầu tư tại Trung Đông rót vốn vào các công ty Al
- Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ cao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
- Áp lực thuế và lạm phát khi Trump trở lại Nhà trắng
- Mỹ đang tìm cách để hạn chế Trung Quốc tiếp cận các mẫu chip hiện đại
- GreenNode khai trương trung tâm xử lý dữ liệu AI tại Bangkok
Thương nhân là ai?
Thương nhân là chủ thể quan trọng của hoạt động thương mại. Thương nhân có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân…Cụ thể tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 có quy định về thương nhân như sau:
“1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.”
Các thuật ngữ về kinh doanh thương mại
Hoạt động thương mại không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa, mà còn hàng loạt những hoạt động khác để thúc đẩy kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Theo định nghĩa tại các khoản 8 đến khoản 11 Luật Thương Mại 2005:
“8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.”
Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại
Những hoạt động thương mại tại thị trường Việt Nam cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra hợp pháp. Pháp luật quy định 06 nguyên tắc trong hoạt động thương mại bao gồm:
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
- Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trên đây là những thông tin pháp lý cơ bản hiện hành đối với hoạt động kinh doanh thương mại tại thị trường Việt Nam. Để có thể thực hiện hoạt động thương mại hiệu quả hơn nữa, bạn nên tham khảo những quy định pháp lý liên quan khác về vấn đề này mà chúng tôi đã đăng tải công khải trên những bài viết khác tại trang https://banquyenquocte.com.