Vi phạm bản quyền từ viêc đọc lại nội dung phim trên Facebook
Thời gian gần đây lướt mạng xã hội sẽ thấy review phim rất nhiều. Những bộ phim định xem đều bị tiết lộ nội dung diễn biến. Việc đọc lại toàn bộ nội dung phim là cách mà nhiều nhà sáng tạo nội dung dùng để kiếm tiền, tuy nhiên việc làm đó là vi phạm bản quyền và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà sản xuất phim.
Mục lục
Kiếm hàng triệu đô từ vi phạm bản quyền
Các cảnh phim được cắt xen trên nền âm thanh của một người kể chuyện, việc kể quá chi tiết khiến khán giả không còn muốn ra rạp xem phim nữa. Đặc biệt, các nền tảng khác như YouTube, TikTok cũng tràn ngập nội dung review phim này.
Người sáng lập chuyên trang đánh giá phim Cuồng Phim – Ông Ngô Thanh Phong cho biết “Có ba dạng video về phim gồm teaser, trailer và review. Teaser là video thông báo về sự xuất hiện của phim với mục đích gây tò mò, phấn khích chứ không có nội dung. Trailer là dạng video giới thiệu nội dung chính của phim, gây kích thích khiến mọi người muốn xem. Trong khi đó, video review là đánh giá chủ quan của người xem sau khi thưởng thức phim. Người review sẽ nói về những yếu tố chính làm nên một bộ phim như kịch bản, diễn xuất, cảnh quay…”.
- Vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng diễn biến phức tạp
- Vi phạm bản quyền trong nghệ thuật: Những vấn đề chưa được giải quyết
- Cover bài hát, liệu có vi phạm bản quyền âm nhạc?
- Con gái nhạc sĩ Phú Quang cảm thấy không hài lòng vì nhạc của bố bị vi phạm bản quyền
- Ca sĩ Lệ Quyên, Tùng Dương và Đan Trường bị tố vi phạm bản quyền âm nhạc với ca khúc ‘Ai chung tình được mãi’
Theo ông Phong, trong các video review, người đánh giá có thể spoil một nội dung chút để dẫn chứng cho những ý đánh giá. Tuy vậy, những video này cần có cảnh báo spoil để người xem cân nhắc, không để ảnh hưởng trải nghiệm xem phim về sau.
Ông cũng nhận định: “Như vậy, những nội dung video tự nhận là review phim trên thực chất là kể lại toàn bộ nội dung của phim. Điều này khiến người xem không cần đến rạp vẫn có thể nắm được toàn bộ cốt truyện, gây tổn thất lớn cho các đơn vị làm phim”.
Đọc lại nội dung phim trên Facebook là một dạng vi phạm bản quyền núp bóng review
Ad Breaks là nền tảng cho phép người sáng tạo video trên Facebook đủ điều kiện có thể kiếm tiền nhờ hiển thị quảng cáo ngắn khi phát video. Dưới góc nhìn của những người kiếm tiền từ mạng xã hội, đây lại là một dạng nội dung trá hình béo bở mà một số nhà khai thác nội dung nhắm đến, đặc biệt là trên nền tảng Ads Breaks của Facebook và TikTok.
Những video với tương tác cao sẽ được Facebook xét duyệt kiếm tiền từ quảng cáo. Doanh thu mỗi fanpage đăng video đều đặn có thể lên đến 100.000 USD/tháng. Điều kiện để kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks là fanpage đạt 10.000 lượt theo dõi. Đồng thời, video trên fanpage phải đạt 30.000 lượt xem, tối thiểu 1 phút cho video dài 3 phút. Các video trên đồng thời phải phù hợp tiêu chuẩn cộng đồng. Vì vậy, các nhà sản xuất nội dung đang có xu hướng chuyển dần hoặc phân phối nội dung trên cả hai nền tảng là YouTube và Facebook.
Tuy vậy, chính sách bản quyền của nền tảng video Facebook vẫn còn sơ khai, lỏng lẻo. Nguồn video thường được lấy từ những nền tảng khác rồi đăng lại trên Facebook với chiến lược “ai đăng trước là của người đó” tạo điều kiện cho những nhà sáng tạo nội dung “lởm” tha hồ kiếm tiền từ vi phạm bản quyền.
Trong khi Facebook đang cố ngó lơ việc thì với TikTok, sự mập mờ giữa review phim và vi phạm bản quyền đang tạo lỗ hổng lớn cho nhiều người kiếm tiền từ việc đọc lại toàn bộ nội dung phim.
Ngoài kể trước nội dung phim, những nội dung này còn pha thêm những tình huống bên ngoài để tăng sự hấp dẫn nhằm thu hút lượt xem. Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như có thể khiến khán giả thất vọng về toàn bộ nội dung phim, gây tổn thất cho nhà sản xuất.
Theo bà Phạm Thiên Trang, biên kịch tại TP.HCM, việc này là xuyên tạc nội dung tác phẩm: “Việc này khiến nội dung của sản phẩm dẫn bị đánh giá sai lệch”.
Những cảnh trong video được cắt từ bộ phim đầy đủ mà không mua bản quyền và quyền sử dụng của những người làm ra bộ phim, điều này vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Việc làm này cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim của khán giả sẽ không còn nguyên vẹn nữa. Các trang mạng xã hội, pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn để xử lý nghiêm việc làm giàu từ những hành vi này.