Xác định ca sĩ đạo nhạc vốn là điều phức tạp
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều ca sĩ nổi tiếng vướng vào nghi án đạo nhạc. Ca khúc Chúng ta của hiện tại của Sơn Tùng bị xóa khỏi YouTube với lý do “bị tranh chấp bản quyền bởi GC”, tiếp đó một tác phẩm khác của Sơn Tùng là Có chắc yêu là đây bị Robin Wesley, nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan tố tự ý sử dụng beat của mình. Trước sự việc này nhiều người đặt ra câu hỏi khái niệm đạo nhạc là gì và cách xác định đạo nhạc như thế nào?
Mục lục
Có hai cách cấp phép beat là Độc quyền và Không độc quyền
Liên quan đến nghi án đạo nhạc của Sơn Tùng, cái tên được mọi người quan tâm rất nhiều là Robin Wesley.
Robin Wesley là chuyên gia bán beat trực tuyến cho biết anh chưa tìm ra người tiên phong cho mô hình kinh doanh beat. Chỉ biết rằng chỉ sau một thời gian ngắn, việc bán beat từ một lĩnh vực kinh doanh không chính thống trở thành thị trường âm nhạc sôi động.
- Việt Nam Học Hỏi Kinh Nghiệm Từ Trợ Lý Ảo GoodPy Của Hàn Quốc
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
Năm 2013, Robin Wesley chỉ kiếm được 500 USD từ việc bán beat. Sau khoảng 8 năm, anh tự tin kiếm được vài trăm nghìn USD/năm. Bán beat từ công việc cá nhân dần trở thành mô hình kinh doanh có hiệu quả. Đến hiện tại, nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan cho rằng thành công của mình được tạo nên từ quá trình làm việc chăm chỉ, kiên trì và liên tục sáng tạo.
Có hai cách cấp phép beat là Độc quyền và Không độc quyền. Cấp phép beat không độc quyền được hiểu là “thuê beat”. Với mức giá khoảng 20-300 USD, người mua có thể phát hành chúng trên các nền tảng âm nhạc và kiếm tiền từ nó. Nói cách khác, nhạc sĩ – ca sĩ có thể mua nó từ cửa hàng trực tuyến và sử dụng ngay.
Tuy nhiên, beat không độc quyền có giới hạn về doanh số, lượt phát, lượt xem và cả hạn sử dụng. “Nó có hiệu lực khoảng từ 1-10 năm, tùy vào người bán. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, người mua phải gia hạn”, Robin Wesley giải thích.
Vì là beat cho thuê nên chúng có thể được cấp phép cho vô số nghệ sĩ khác nhau, đi kèm một số điều khoản. Ngay cả “beat không độc quyền” cũng có nhiều mức giá, trường hợp của Robin Wesley là từ 30 USD (bản MP3) đến 200 USD (Không giới hạn).
Với beat độc quyền, người mua hoàn toàn có quyền quyết định đến mọi thứ mua được từ nhà sản xuất. Loại beat này được sử dụng cho đĩa đơn, album, MV… so với beat không độc quyền thường chỉ được sử dụng trong một dự án duy nhất.
Với loại beat độc quyền cũng chia làm hai loại: nhà sản xuất được đứng tên hoặc người mua có hoàn toàn quyền quyết định với bản nhạc. “Trong ngành cấp phép, việc mua bán, sử dụng beat trái phép là sai trái, phi đạo đức và không tuân thủ Luật bản quyền”, Robin Wesley nói trên Urban Master Class.
Quy trình bán beat cơ bản trải qua các bước: Sáng tạo beat, Đăng tải trên các nền tảng mua bán, Quảng bá sản phẩm, Beat được người mua tìm đến và cuối cùng là Nghệ sĩ trả tiền để mua beat.
Làm thế nào để xác định ca sĩ đạo nhạc?
Trong một bản nhạc, một số yếu tố để xác định việc đạo nhạc là: hòa âm, giai điệu, nhịp, tái chế phong cách và lời bài hát, phép nội suy, sampling, flipping. Cụ thể như sau:
Trong âm nhạc, hòa âm nói chung là quá trình tổng hợp các âm thanh riêng lẻ, hoặc là sự chồng chất của âm thanh, được phân tích bằng thính giác.
Nó chủ yếu thể hiện bằng guitar, keyboard hoặc bộ tổng hợp. Phần giới thiệu piano trong bản nhạc cổ điển Let It Be (1968) của The Beatles đã trở thành nền tảng, cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác.
Giai điệu là khái niệm chỉ việc các nốt nhạc được chơi tiếp nối nhau. Khi chúng ta hát ca khúc yêu thích, chúng được gọi là “hát theo giai điệu bài hát”. Trong các yếu tố xác định việc đạo nhạc, Giai điệu và nhịp điệu là điều dễ nhận thấy.
Nhịp điệu thường được xem là tiết tấu, nhịp thúc đẩy bài hát. Đây là yếu tố quan trọng xác định hai ca khúc có giống nhau hay không.
Nhiều bài hát sử dụng cùng tiến trình hợp âm, tương tự với nhau về nhịp. Giai điệu là yếu tố khiến bài hát trở nên đặc biệt. Vì vậy, việc sử dụng trái phép giai điệu bài hát này cho ca khúc khác thường dễ bị chỉ trích, thậm chí bị kiện.
Nếu một người sao chép giai điệu, điều đó gọi là trộm cắp, đạo nhạc. Tuy nhiên, nếu trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ gốc, giống với trường hợp Ariana Grande sử dụng giai điệu My Favourite Things của Rodgers và Hammerstein vào 7 Rings, đây gọi là nội suy.
Có nghĩa là việc ca sĩ mượn một giai điệu hiện có và sáng tạo lại (được cấp phép) ca khúc hoàn toàn mới là có thể chấp nhận được.
Tái chế phong cách là kỹ thuật phổ biến để tạo ra âm nhạc mới. Nếu việc này biến mất, một số phong cách âm nhạc sẽ biến mất vĩnh viễn.
Mark Ronson dựa nhiều vào âm thanh của Motown những năm 1960 để đưa Amy Winehouse thành ngôi sao năm 2006. Với Bruno Mars, anh lấy âm điệu funk đầu những năm 1980 của Minneapolis để làm nên thành công của Uptown Funk (2014).
Tuy nhiên, sao chép phong cách có thể mang lại những vụ kiện tụng không mong muốn. Song, yếu tố này khó xác định hơn vì suy cho cùng phong cách không phải là thứ được cấp bản quyền.
Sampling nói về việc sử dụng một đoạn nhạc sẵn có để tạo ra bài hát mới. Đây là cách dễ nhất để nhận biết đạo nhạc. Tuy nhiên, điều này thường bị nhầm lẫn với phép nội suy.
Flipping là phương pháp được nhiều nhà sản xuất hip hop áp dụng. Flipping nói về việc sử dụng nhiều đoạn nhạc nhỏ khác nhau của các bài hát cũ để tạo ra thứ âm nhạc hoàn toàn mới. Đây là phương pháp quan trọng mà hip hop cống hiến cho nền âm nhạc đại chúng.
Lời bài hát là yếu tố cuối cùng để xác định bài hát có bị đạo không. Ngoài những cụm từ phổ biến như Oh baby (Này em), In your arms (trong vòng tay bạn), Walked on out the door (bước ra khỏi cửa)… việc sử dụng lại những cụm từ mang đặc trưng ca khúc khác dễ vướng vào kiện tụng.
Một tác phẩm được công chúng ghi nhận không chỉ bởi tiết tấu, lời nhạc hay,… mà việc tác phẩm đó được làm ra từ công sức sáng tạo của người nghệ sĩ cũng là tiêu chí đánh giá hàng đầu. Nếu tác phẩm đạo nhạc sẽ dẫn đến niềm tin của khán giả đối với người nghệ sĩ bị giảm sút, tác phẩm của họ cũng vì thế mà bị một bộ phận lớn khán giả quay lưng. Vì vậy, người làm nhạc cần nói không với đạo nhạc.