Các tác giả lên tiếng vì hành vi vi phạm bản quyền mỹ thuật
Vấn đề vi phạm bản quyền mỹ thuật diễn ra phổ biến trong thời gian qua. Cụ thể, nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam bị sao chép, làm giả và rao bán công khai trên các website, phiên đấu giá.
Mục lục
Các tác giả đồng loạt lên tiếng vì bị xâm phạm bản quyền
Cuối tháng 9/202, nhà đấu giá nghệ thuật Sotheby’s (Hồng Kông – Trung Quốc) – nhà đấu giá nghệ thuật giới thiệu trên website về phiên đấu giá diễn ra ngày 10-10. Đáng chú ý, phiên đấu giá này có bình phong 3 tấm “Nhà tranh gốc mít” (90×118,5cm) được giới thiệu của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. Thông tin này được giới am hiểu nghệ thuật phản đối, bởi đây không phải là tác phẩm của họa sỹ. Con gái họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ cũng lên tiếng khẳng định đây không phải là tác phẩm của cha mình.
Bà Minh cho biết họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ chỉ sáng tác một bức tranh “Nhà tranh gốc mít” (60x105cm) vào năm 1958 và được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập. Thông tin này cũng được Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là ông Nguyễn Anh Minh xác nhận. Như vậy, bức tranh “Nhà tranh gốc mít” của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ hiện được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng nên không thể có mặt trong phiên đấu giá.
- Bức xúc trước tình trạng vi phạm bản quyền sách số
- Spotify AB bị Nhà sản xuất Rap Việt và Người ấy là ai kiện
- Nhà sản xuất phim “Hạnh phúc của mẹ” xin lỗi và hứa trả tiền khi bị tố xài chùa nhạc của ca sĩ Thu Thủy
- Tác giả tiếp tục giấu mặt bất chấp từ điển “đạo văn” của mình bị tiêu hủy
- Netflix chiếu 2 phim Việt trái phép, đạo diễn cho hay không hề biết
Ngày 5/10, nhà đấu giá Sotheby’s đã rút bức tranh này khỏi phiên đấu giá, đồng thời cam kết sẽ xác minh, đính chính lại thông tin.
Năm 2019, nhà đấu giá này cũng đã rút 2 bức tranh “Lá thư” đề của họa sĩ Tô Ngọc Vân và “Hai cô gái” đề của họa sĩ Trần Văn Cẩn sau khi giới nghệ thuật Việt Nam lên tiếng. Bởi hai bức tranh trên vẫn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, có hồ sơ pháp lý rõ ràng.
Gần đây, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Lê Huy Tiếp cũng nghi vấn 6 bức tranh đề của Bùi Xuân Phái và 1 bức tranh đề của Lê Phổ được giới thiệu trên website của nhà đấu giá Drouot (Pháp) tham gia phiên đấu giá ngày 16-10 là tranh giả. Sau đó, Drouot đã rút 3 tranh đề tên họa sĩ Bùi Xuân Phái khỏi phiên đấu giá.
Các bất cập trong xử lý xâm phạm bản quyền hội họa
Theo quy định pháp luật, hành vi tự ý sao chép tranh không xin phép tác giả là vi phạm bản quyền và hoàn toàn có thể xử lý theo pháp luật.
Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15 – 35 triệu đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
“Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng, đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
“Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Tuy nhiên để áp dụng quy định này vào thực tiễn hiện rất khó khăn. Vướng mắc đầu tiên là chính các họa sĩ còn chưa nhận thức đúng và đủ tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền, dẫn đến tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Hiện tình trạng sao chép, làm giả tranh diễn ra khắp nơi. Còn nhớ vào tháng 5-2021, họa sĩ Hà Hùng Dũng đã nhận được lời xin lỗi của chủ khách sạn sau khi lên tiếng việc tranh của mình bị sao chép và treo tại đây. Các họa sĩ Thành Chương, Phạm An Hải, Đặng Tiến, Đặng Phương Việt… cũng phát hiện và lên tiếng về việc tranh giả, tranh nhái tác phẩm của mình bày bán công khai tại một số phòng tranh, website….
Vấn đề vi phạm bản quyền mỹ thuật hiện là vấn đề nhức nhối, các hành vi vi phạm ngày càng nhiều và dưới nhiều hình thức khác nhau. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả cần chủ động hơn nữa trong việc đăng ký bản quyền. Đồng thời cơ quan chức năng cũng mạnh tay hơn để từng bước dẹp bỏ tình trạng này.