Một số quy định về quyền tác giả của luật bản quyền Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những cường quốc đứng đầu về tốc độ phát triển kinh tế, xã hội. Từ lâu, quốc gia này đã công nhận và bảo hộ quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Bản quyền Hoa Kỳ. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số nội dung cơ bản đối với sắc luật này ngay trong nội dung bài viết dưới đây, để có góc nhìn chính xác hơn về quyền tác giả tại quốc gia này.
Mục lục
Các định nghĩa được sử dụng trong luật bản quyền Hoa Kỳ
Luật Bản quyền Hoa Kỳ là một trong những đạo luật chính của đất nước này nhằm bảo hộ đối tượng bản quyền với những chủ thể hợp lệ. Các khái niệm pháp lý về vấn đề này ở Luật bản quyền của Hoa Kỳ sẽ có những điểm sự khác biệt lắm so với Luật Bản quyền Việt Nam. Một số thuật ngữ được sử dụng như:
- “Chủ sở hữu quyền tác giả” đối với bất kỳ một quyền độc quyền nào được quy định trong Luật quyền tác giả, chỉ người chủ sở hữu của quyền cụ thể đó.
- “Tác phẩm đồng tác giả” là các tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh.
- “Tác phẩm khuyết danh” là tác phẩm mà trên các bản sao hoặc bản ghi của nó không xác định được tên của tác giả.
- “Chuyển nhượng quyền tác giả” là sự chuyển giao, cầm cố, cấp giấy phép sử dụng độc quyền hoặc bất kỳ một hình thức chuyển quyền sở hữu, sang tên, bán quyền tác giả nào khác hoặc về bất kỳ một quyền độc quyền nào khác bao hàm trong bản quyền tác phẩm không phụ thuộc vào việc các quyền này có bị hạn chế về mặt thời gian hoặc địa điểm hay không nhưng không bao gồm các giấy phép sử dụng không độc quyền.
- “Phiên bản chuẩn” của tác phẩm là phiên bản được công bố tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày nộp lưu chiểu mà Thư viện Quốc hội xét thấy là hoàn toàn phù hợp cho mục đích đó.
Và rất nhiều các thuật ngữ khác để xác định nguồn gốc, hình thức hình thành tác phẩm, cũng như các phương thức sử dụng quyền đối với tác phẩm đó được định nghĩa tại Điều 101 của Luật này.
- Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn như thế nào?
- Apple chính thức phát hành iOS 18.1 với tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone
- Mỹ chuẩn bị quy định hạn chế đầu tư vào AI tại Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia
- Microsoft chính thức cáo buộc Google “chơi xấu”
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
Đối tượng thuộc bảo hộ của luật bản quyền Hoa Kỳ
Các đối tượng được bảo hộ của Luật Bản quyền Hoa Kỳ cũng bao gồm các loại hình tác phẩm nghệ thuật, văn học, khoa học. Chúng được liệt kê tại Điều 102 như sau:
“Theo quy định của Điều luật này, Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị. Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các thể loại sau:
(1) Tác phẩm văn học;
(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào;
(3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào;
(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê;
(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc;
(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;
(7) Bản ghi âm, và
(8) Tác phẩm kiến trúc
(b). Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó.”
Các quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ
Quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ bản quyền dành cho chủ sở hữu của tác phẩm đó. Chủ sở hữu ngoài việc sử dụng những quyền này, cũng có thể cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng chúng. Những quyền độc quyền bao gồm:
- Tái bản tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng bản sao hoặc bản ghi
- Sáng tạo các tác phẩm phái sinh trên cơ sở các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Phân phối các bản sao và bản ghi của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tới công chúng thông qua việc bán hoặc các hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu khác, hoặc thông qua việc cho thuê, cho mượn.
- Đối với các tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu, các tác phẩm kịch câm, các tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc bao hàm cả những hình ảnh đơn chiếc của các tác phẩm điện ảnh hoặc các tác phẩm nghe nhìn, trình bày công khai tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
- Đối với bản ghi âm trình diễn công cộng tác phẩm được bảo hộ thông qua phương tiện truyền âm kỹ thuật số.
Việc bảo hộ bản quyền tác phẩm ở Mỹ cần phải tuân thủ đúng theo những quy định tại Luật Bản quyền Hoa Kỳ. Trường hợp bạn cần thực hiện thủ tục bản quyền ở quốc gia này, hãy tham khảo kỹ những thông tin hướng dẫn pháp lý liên quan tại những bài viết khác trên trang https://banquyenquocte.com.