Cần giải quyết hợp tình hợp lý Bản quyền hồi ký đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng huyền thoại, một người con anh hùng của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng ấy đã được thế giới công nhận là con người của thế kỉ XX. Những tác phẩm về đại tướng luôn được độc giả tìm đọc. Đặc biệt Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện được độc giả rất mong đợi, tuy nhiên vấn đề về bản quyền chưa được giải quyết hợp tình hợp lý để bộ sách có giá trị lịch sử đất nước này tiếp tục đến được tay bạn đọc các thế hệ tiếp theo.
Mục lục
Phân giải khúc mắc hiện nay giữa hai gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Hữu Mai
TS Lưu Trần Luân – nguyên ủy viên hội đồng biên tập Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, người từng được tiếp xúc khá nhiều với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như tiếp tục có mối quan hệ với các con của Đại tướng – khẳng định tác giả của hồi ký là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Với kinh nghiệm của người đã đọc rất nhiều thư từ, tác phẩm của Đại tướng, ông khẳng định bộ hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện mang đậm dấu ấn Đại tướng từ văn chương, cách kể chuyện đến tư tưởng.
- Việt Nam Học Hỏi Kinh Nghiệm Từ Trợ Lý Ảo GoodPy Của Hàn Quốc
- Giải Pháp Đột Phá Chuyển Đổi Bảng Biểu Từ Ảnh Sang Excel Với Tốc Độ 40 Khung Hình/ Giây
- AI Contact Center OmiCX lọt vào danh sách 14 giải pháp AI sáng tạo hàng đầu
- Ứng dụng gọi xe tích hợp hơn 200 hãng taxi Việt Nam
- Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải nhất với sáng kiến drone hỗ trợ cứu hộ trong thiên tai
Theo ông: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là dân chữ nghĩa nên rất cẩn trọng. Ông chuẩn bị đề cương rất kỹ càng, ông sửa chữa bản thảo rất kỹ. Cách kể cũng là cách kể của Đại tướng. Được tiếp xúc thường xuyên với Đại tướng nên tôi biết, bất luận là ai viết cái gì cho Đại tướng đều nhất quán phong cách văn chương của ông, cách kể của ông không giống bất cứ ai”.
Ông cho rằng cần phải đặt nó vào bối cảnh lịch sử của thời kỳ viết bộ sách này chứ không thể “bê” hoàn cảnh ngày nay để xét thì mới phân giải khúc mắc hiện nay giữa hai gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Hữu Mai. “Đặc thù hồi đó là tổ chức phân công viết, đây là nhiệm vụ và cũng là vinh dự cho những người viết, chứ không có ai nhờ viết, không có hợp đồng thuê viết nào. Chỉ khoảng mươi năm trở về đây vấn đề bản quyền ở nước ta mới được để ý đến chứ trước không ai nói đến bản quyền và những cuốn hồi ký này đều mặc nhiên thuộc về các nhân vật lịch sử như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo đó, trước đây có quan niệm truyền thống trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của nước ta là “viết hồi ký thì cá nhân chủ nghĩa” nên các chính khách ở ta trước đây rất ít có hồi ký. Đến năm 1964, kỷ niệm 10 năm Điện Biên Phủ, Tổng cục Chính trị mới mở cuộc phát động viết về chiến thắng Điện Biên Phủ, lúc đó mới xuất hiện hồi ký cách mạng và gần như không một chính khách, nhà cách mạng nào tự viết hồi ký mà tất cả đều được những người khác viết hộ.
Tuy vậy, ông Luân cũng khẳng định nhà văn Hữu Mai có công trong bộ hồi ký và có quyền liên quan và quyền này là vĩnh viễn, hoặc là quyền tác giả “thứ cấp”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới giữ quyền tác giả chính.
Gia đình đại tướng và gia đình nhà văn Hữu Mai vẫn chưa đi đến thống nhất ý kiến
Ông Nguyễn Văn Sáu – phó giám đốc, phó tổng biên tập Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân – cho biết nhà xuất bản này từng ký với gia đình Đại tướng để xuất bản Tổng tập hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong các năm 2006, 2011 và 2018.
Ông bày tỏ mong muốn hai gia đình sớm thống nhất được chuyện bản quyền để thuận lợi cho việc xuất bản bộ sách, đặc biệt là tháng 8 tới đây sẽ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng, nhiều nhà xuất bản muốn in lại bộ sách này.
Ông cũng thông tin thêm khi Đại tướng còn sống, hai lần đầu việc chia nhuận bút được thể hiện luôn trong hợp đồng với tỉ lệ 50/50. Vào năm 2018, áp dụng Luật xuất bản mới, bên gia đình Đại tướng chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu tác phẩm đối với các bài viết, tư liệu sử dụng trong tác phẩm này. Về phía nhà xuất bản sẽ trả toàn bộ nhuận bút cho gia đình Đại tướng mà không can thiệp vào việc chia nhuận bút.
Về phía Đại diện Cục Bản quyền, họ cho biết họ chưa nhận được hồ sơ về việc này nên không thể cho biết quan điểm và nói chỉ tòa án mới có thể đưa ra phán quyết trong một tranh chấp dân sự.
Về phía gia đình Đại tướng, ông Võ Điện Biên (trưởng nam của Đại tướng) cho biết “việc này gia đình chưa có ý kiến”.
Về phía nhà văn Hữu Mai, con của ông là tác giả Bình Ca cho biết nếu gia đình Đại tướng tiếp tục im lặng, gia đình ông chấp nhận chuyện đáng tiếc là bộ sách sẽ không được in nữa mà sẽ không nói thêm và cũng không chọn cách đưa ra tòa phân giải.
Cũng giống ông Nguyễn Văn Sáu, ông Luân mong muốn hai gia đình nên thể hiện trách nhiệm với nhau trong việc xuất bản bộ hồi ký và nhuận bút nên chia hai bên với tỉ lệ được thỏa thuận giữa hai nhà, không nhất thiết là 50/50 như trước đây.