Câu chuyện về chiếc vỏ chai “huyền thoại” của Coca-Cola
Trong hoạt động sản xuất, thương mại, bao bì đóng vai trò quan trọng, ngoài chức năng chứa đựng sản phẩm bao bì còn là thứ giúp định vị thương hiệu. Nói đến bao bì thì không thể không kể đến vỏ chai Coca-Cola. Với thiết kế mang tính biểu tượng như chính logo của công ty này, vỏ chai coca-cola được xem như một chiếc vỏ chai huyền thoại.
Mục lục
Hành trình đưa Coca-Cola đến với hình dạng vỏ chai mang tính biểu tượng cho một loại đồ uống nổi tiếng thế giới
Vỏ chai Coca-Cola được đánh giá cao trong nghệ thuật, âm nhạc và cả quảng cáo, được biết đến là một thiết kế cổ điển và được nhà thiết kế công nghiệp nổi tiếng Raymond Loewy miêu tả như một sự hoàn hảo.
Phó Chủ tịch phụ trách sáng tạo và khởi nghiệp của Coca-Cola David Butler và đồng tác giả cuốn sách trên Linda Tischler đã coi thiết kế vỏ chai có đường gân độc đáo là một trong bảy chiến lược tiếp thị cho phép Coca-Cola mở rộng quy mô hoạt động và vươn lên thành một “người khổng lồ” toàn cầu.
- Cách xây dựng thương hiệu của ông chủ Coca-Cola
- MLB chuẩn bị tiếp quản các chương trình phát sóng truyền hình địa phương từ Sinclair
- Apple nắm bắt tiềm năng phát trực tuyến thể thao với thỏa thuận MLS
- Puerto Rico tư nhân hóa sản xuất điện trong bối cảnh mất điện
- Họa sĩ Nhật Bản sản xuất tập sách miêu tả trải nghiệm của phụ nữ Uzbekistan trong các trại tạm giam của người Duy Ngô Nhĩ
Năm 1888, hai năm sau khi đồ uống Coca-Cola được tạo ra, ông Asa Griggs Candler trở thành cổ đông chính của Coca-Cola và đã đặt mục tiêu đưa Coca-Cola trở thành loại đồ uống “quốc dân” thông qua tiếp thị và hợp tác với các nhà đóng chai trong khu vực.
Năm 1915, Coca-Cola của Candler để mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh. Đến lúc này, ông Candler đã phát động một cuộc thi quốc gia về thiết kế chai mới nhằm “đánh tiếng” với người tiêu dùng rằng Coca-Cola là một sản phẩm cao cấp không thể nhầm lẫn với các loại nước màu nâu khác trong những chai thủy tinh có vẻ ngoài na ná nhau.
Những hình dạng nổi tiếng nhất thế giới là các đường gân mang tính biểu tượng trên vỏ chai Coca-Cola
Công ty sản xuất vỏ chai thủy tinh Root Glass ở Indiana (Mỹ) quyết định tham gia cuộc thi và xây dựng thiết kế của mình dựa trên tên sản phẩm.
Trong khi tra cứu từ “cây coca”, nhà quản lý Earl R. Dean của Root Glass đã bắt gặp một hình ảnh minh họa về hạt ca cao với hình dạng thuôn dài và các đường gân khác biệt khiến ông chú ý. Coca-Cola không liên quan đến ca cao, nhưng quả ca cao có hình dáng kỳ lạ và hấp dẫn. Earl R. Dean và đội ngũ của mình đã bắt tay vào thiết kế và cuối cùng được vinh danh là người chiến thắng cuộc thi vào năm sau đó.
Vỏ chai Coca-Cola đã trở thành một trong những đồ vật tiêu biểu nhất của thế kỷ 20 tại hơn 200 quốc gia. Vỏ chai Coca-Cola được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau. Vỏ chai Coca-Cola còn được gọi là chai “Mae West” với hình dạng bên ngoài được ví với những đường cong cơ thể tuyệt mỹ của nữ diễn viên nổi tiếng cùng tên. Một trong những biệt danh thú vị hơn cả của vỏ chai Coca-Cola là “hobbleskirt” (hay còn gọi là váy bó ống chân)- một trang phục khá thịnh hành của phụ nữ trong những năm 1910 với kiểu dáng rất thon hẹp, dài quá gối.
Vào năm 1925, vỏ chai Coca-Cola lần đầu tiên được nhắc đến với thiết kế đường gân trên tạp chí Le Monde của Pháp. Vỏ chai bằng nhôm hiện nay là phiên bản cập nhật hiện đại của mẫu vỏ chai Coca-Cola cổ điển đã được cấp bản quyền thiết kế vào năm 1915 với hình dạng hơi “béo” hơn so với mẫu vỏ chai được đưa vào sản xuất đại trà.
Nghệ sỹ nổi tiếng đầu tiên kết hợp vỏ chai trong một bức tranh là họa sỹ Salvadore Dali của Tây Ban Nha nổi tiếng với trường phái siêu thực. Trong tác phẩm “Poetry in America” năm 1943 của ông, sự xuất hiện của chiếc vỏ chai đã góp phần mang lại một nét chấm phá đặc biệt và thu hút người xem.
Sau đó, Andy Warhol là nghệ sỹ được biết đến nhiều nhất với việc sử dụng chai Coca-Cola trong sáng tác nghệ thuật. Với việc sử dụng vỏ chai Coca-Cola trong chương trình The Grocery Store vào năm 1962, họa sỹ Andy Warhol đã góp phần thúc đẩy phong trào “nghệ thuật đại chúng”. Trong cuốn sách tự thuật năm 1975, Andy Warhol đã thể hiện triết lý sáng tạo nghệ thuật của bản thân với chiếc vỏ chai Coca-Cola được coi là đại diện cho văn hóa đại chúng.
Hiện nay, thay thế chiếc vỏ chai thủy tinh “huyền thoại”, Coca-Cola đã bắt đầu bán ra thị trường các loại nước ngọt trong chai/lon nhôm cũng như các chai nhựa có thể tái chế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới các đại dương trên toàn thế giới đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, dù chất liệu sản xuất vỏ chai Coca-Cola có thay đổi thì tính biểu tượng của loại đồ uống làm say mê hàng triệu triệu người này sẽ luôn là một dấu ấn nổi bật không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn là văn hóa, nghệ thuật và thể thao của thế giới.