Đang tải

Có thể bảo hộ các loại bản quyền phần mềm như thế nào?

Để tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh cần trải qua nhiều công đoạn sáng tạo khác nhau, tùy thuộc vào cách thức thể hiện các loại bản quyền phần mềm cụ thể, tác giả, chủ sở hữu phần mềm có thể thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với nhu cầu của mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Cách bảo hộ các loại bản quyền phần mềm.
Cách bảo hộ các loại bản quyền phần mềm.

Thế nào là phần mềm?

Phần mềm là sản phẩm sáng tạo được viết nên từ ngôn ngữ lập trình nhằm giải quyết, hướng dẫn máy tính, hệ thống giải quyết hay xử lý một (hoặc nhiều) vấn đề được lập trình sẵn. 

Phần mềm được thể hiện dưới các hình thức khác nhau, tuy nhiên biến nhất chính là chương trình máy tính, tập tin dữ liệu, sưu tập dữ liệu. Những hình thức thể hiện này cũng được xem là đối tượng được bảo hộ các loại bản quyền phần mềm theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Bảo hộ các loại bản quyền phần mềm theo hình thức nào?

Thực tế, mỗi giai đoạn phát triển phần mềm các lập trình viên đều phải đầu tư chất xám, sự sáng tạo của mình để hoàn thiện từng phần khác nhau như:

  • Lên ý tưởng hoạt động của phần mềm
  • Thiết kế cấu trúc khung hệ thống
  • Lập trình dữ liệu phần mềm
  • Kiểm tra chạy thử phần mềm
  • Debug và Fix bug (nếu có)
  • Hoàn thiện phần mềm hoàn chỉnh

Tùy thuộc vào từng giai đoạn sáng tạo, chủ sở hữu phần mềm đều có thể thực hiện thủ tục đăng ký các loại bản quyền phần mềm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo nên hệ thống pháp lý bảo hộ bản quyền hoàn chỉnh nhất cho đến khi phần mềm của mình được đưa vào áp dụng, khai thác thực tiễn. Thông thường, những hình thức thể hiện phần mềm này có thể được bảo hộ bản quyền dưới dạng tác phẩm viết, chương trình máy tính, thiết kế khoa học…

Thủ tục đăng ký bảo hộ các loại bản quyền phần mềm

Khi muốn xác định quyền tác giả mà mình sở hữu đối với các loại bản quyền phần mềm, bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả với Cục Bản quyền. 

Thành phần hồ sơ bảo hộ bản quyền phần mềm

Hồ sơ đăng ký bản quyền cho phần mềm chỉ yêu cầu các tài liệu cơ bản sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
  • Mẫu hình thức thể hiện của phần mềm: bản in code phần mềm, mẫu giao diện phần mềm, đĩa CD chứa nội dung phần mềm…
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
  • Tài liệu liệu khác liên quan đến việc sở hữu phần mềm
  • Cam kết của lập trình viên sáng tạo phần mềm
Đăng ký quyền tác giả cho phần mềm.
Đăng ký quyền tác giả cho phần mềm.

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký phần mềm

Bạn có thể nộp hồ sơ để đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm bằng nhiều hình thức khác nhau như:

  • Nộp hồ sơ giấy trực tiếp đến các điểm tiếp nhận đơn hợp lệ của Cục Bản quyền trên toàn quốc
  • Gửi hồ sơ giấy qua đường bưu điện đến các điểm tiếp nhận đơn hợp lệ của Cục Bản quyền trên toàn quốc
  • Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống dịch vụ công
  • Đăng ký bảo hộ phần mềm thông qua đại diện sở hữu công nghiệp

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, thời gian cấp giấy chứng nhận quyền tác giả được thực hiện như sau:

“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.”

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các phương thức bảo hộ các loại bản quyền phần mềm, cũng như những loại đối tượng sở hữu trí tuệ khác thông qua những bài viết khác của chúng tôi trên trang https://banquyenquocte.com.

Chia sẻ: