Bản quyền OEM là gì? Thủ tục bảo hộ bản quyền OEM
Trong sự phát triển không ngừng nghỉ ở lĩnh vực công nghệ, OEM có lẽ là thuật ngữ đã khá quen thuộc với nhiều chủ thể. Vậy bản quyền OEM là gì? OEM được hiểu và bảo vệ như thế nào theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Bản quyền OEM là gì?
Để có thể hiểu chi tiết hơn về bản quyền OEM, trước hết bạn cần biết về định nghĩa OEM. OEM là viết tắt của từ Original Equipment Manufacturer – được hiểu là nhà sản xuất thiết bị gốc. Thông thường các sản phẩm OEM là những sản phẩm gốc từ nhà sản xuất, những sản phẩm này đều sẽ có thương hiệu ổn định và được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Hoạt động kinh doanh OEM được rất nhiều các hãng lớn áp dụng như: Apple, P&G, Samsung…
Vậy bản quyền OEM là gì? Bản quyền OEM có thể hiểu đơn giả là quyền tác giả đối với những công nghệ sản xuất sản phẩm, phần mềm, thiết kế bao bì, thiết kế sản phẩm… Tùy vào chiến lược của mỗi chủ sở hữu thương hiệu sẽ có định hướng bảo hộ bản quyền OEM hợp lý nhất cho mình.
Có bắt buộc phải đăng ký bản quyền OEM hay không?
Tại thị trường Việt Nam, việc đăng ký bản quyền OEM chưa phải là một thủ tục bắt buộc. Pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định về căn cứ phát sinh bản quyền tại khoản 1 Điều 6 như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm OEM đều mang các giá trị thương mại nhất định khi tung ra thị trường. Đây là miếng mồi béo bở của rất nhiều đối tượng có hành vi xấu, muốn trục lợi, gây ảnh hưởng đến thương hiệu. Để có thể tiết kiệm tối đa thời gian, công sức chứng minh về quyền sở hữu của mình đối với các sản phẩm OEM, bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền OEM với Cục Bản quyền để được xem xét và cấp giấy chứng nhận bảo hộ quyền tác giả. Đây là một trong những tài liệu minh chứng rõ nét nhất đối với vấn đề sở hữu bản quyền khi không may xảy ra các tranh chấp pháp lý về vấn đề này.
Có thể bảo hộ các sản phẩm OEM dưới hình thức nào khác bản quyền?
Các sản phẩm OEM là thành phẩm được sản xuất ra từ rất nhiều các công nghệ, thiết kế khác nhau. Không chỉ dừng lại ở quyền sở hữu trí tuệ, để bảo hộ toàn diện sản phẩm OEM của mình, bạn cũng cần tập trung vào các phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sử dụng cho sản phẩm OEM như:
Tuy nhiên, không giống như bản quyền OEM; đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ để phát sinh quyền. Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
…
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.”
Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm bảo hộ bản quyền OEM là gì, cũng như các phương thức pháp lý để bảo vệ tối ưu nhất các sản phẩm OEM của mình tại các bài viết liên quan khác được đăng tải công khai trên trang https://banquyenquocte.com.