Hàng loạt local brands ăn cắp, đạo nhái dần trở thành xu hướng?
Vay mượn, ăn cắp, đạo nhái ý tưởng là một việc khó có thể tránh khỏi trong các lĩnh vực mang tính sở hữu trí tuệ như thời trang, đặc biệt là ngành thời trang Việt Nam.
Đây là một vấn đề khiến nhiều người đau đầu khi nhiều người vì cái lợi cá nhân mà không quan tâm đến mồ hôi và nước mắt của người khác. Đồng thời làm cho hình ảnh local brands ngày càng xấu đi trong mắt người tiêu dùng. Trước tiên đi sâu vào vấn đề được nói ở trên, ta cần phải hiểu và phân biệt được như thế nào là “đạo nhái” và “cảm hứng”.
Đầu tiên, đạo nhái, ăn cắp hay lấy ý tưởng trong thời trang là việc một brand, họ lấy ý tưởng hoặc bê nguyên cả thiết kế của một nhà mốt lớn, một hãng nào đó về và họ sản xuất ra những sản phẩm đó được gắn mạc là tên hãng của mình hoặc là sẽ có một chút xíu thay đổi về idea nhưng tổng quát khi chúng ta nhìn vào chúng ta có thể biết rằng là: “Ồ, hãng abc này làm giống hãng xyz thế”, “Uầy, ăn cắp ý tưởng bên xyz chắc luôn”…Chúng ta rõ ràng có thể nhìn thấy ở Fast Fashion và cụ thể là mnml.la với chiếc quần jeans giống với thiết kế của Chrome Hearts hay trước đó đã bị Fear of God đâm đơn kiện với chiếc quần được sử dụng gần nguyên si concept của chiếc quần có giá trị $1000 của hãng.
- MLB chuẩn bị tiếp quản các chương trình phát sóng truyền hình địa phương từ Sinclair
- Apple nắm bắt tiềm năng phát trực tuyến thể thao với thỏa thuận MLS
- Puerto Rico tư nhân hóa sản xuất điện trong bối cảnh mất điện
- Họa sĩ Nhật Bản sản xuất tập sách miêu tả trải nghiệm của phụ nữ Uzbekistan trong các trại tạm giam của người Duy Ngô Nhĩ
- Cuốn sách nhìn lại hành trình của các tổ chức truyền thông in ấn ở Ấn Độ
Còn về “cảm hứng”, là khi một sự vật, sự kiện, hay hiện tượng nào đó khiến cho bạn thích thú, muốn dựa vào đó mà làm ra 1 sản phẩm riêng của bạn. Ta có thể thấy ở BST Xuân-Hè 2020 của các thương hiệu như Dolce & Gabbana, Versace, Louis Vuitton… với những chiếc đầm nữ tính với sắc xanh của rừng nhiệt đới và những bông hoa dại li ti khoe sắc thắm. Đấy là lấy cảm hứng về nhiệt đới, về thiên nhiên.
Ở Việt Nam khoảng thời gian từ năm 2016-2018, các local brand đã được ra đời rất nhiều và đổi mới, đánh dấu một dấu ấn ngoạn mục trong ngành thời trang Việt Nam với các thương hiệu tiên phong như 5THEWAY, CLOWNZ, SWE… được đông đảo giới trẻ yêu thích và ủng hộ nhiệt tình. Các local brands này được ra đời mang đậm tính chất streetwear. Để nhận biết đâu là một local brands chính hiệu thì bạn phải dựa vào 2 điều sau. Thứ nhất là họ tự làm và tự bán sản phẩm của chính mình. Thứ hai là thương hiệu của họ đã đăng ký đầy đủ bản quyền trí tuệ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, vào khoảng 1-2 năm trở lại đây. Cái “bản quyền trí tuệ” dường như không còn tồn tại ở thị trường thời trang Việt Nam khi hàng loạt các local brands bị lên án, bóc phốt là lấy ảnh trên mạng rồi in lên áo, đạo nhái ý tưởng của các global brands (Các thương hiệu ngoại quốc) và cả đạo nhái của các local brands khác.
Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt local brands bị tố ăn cắp, đạo nhái? Nguyên nhân chính có lẽ là từ sự nghèo nàn ý tưởng của các thương hiệu này. Họ không đầu tư nhiều chất xám của họ vào sản phẩm và dẫn đến sự đại trà, nhàm chán và họ các sản phẩm của mình trở nên mới lạ, độc đáo hơn bằng cách đạo nhái ý tưởng, lấy những bức ảnh của các hoạ sĩ ở trên mạng rồi in lên sản phẩm của mình và rồi việc ăn cắp, đạo nhái đã trở thành “xu hướng” của ngành thời trang Việt Nam. Họ đạo nhái từ ý tưởng cho đến cách trưng bày sản phẩm để marketing. Điển hình là chiếc áo của Bad not Good đã đạo nhái ý tưởng của chiếc New World Peace Freedom short sleeve T-Shirt của GET HWID. Hay là Twenti còn lấy hẳn cả cái Thumbnail MV No Internet của 7 UPPERCUTS X SEACHAINS. Một hãng khác tên Seventown đầu tư luôn cả cái logo và tên hãng theo kiểu của YvesSaintLaurent. Một hãng khác nữa tên là RAGE OF GOD thì lấy artwork trên Pinterest và gắn tên hãng của mình vào. Và thực sự là còn rất nhiều trường hợp khác mà mình không thể nêu lên hết được và liệu ta có tự hỏi rằng một chiếc áo mang ý tưởng của người khác hoặc mang trên mình một bức hoạ, hình ảnh trên mạng và không có một chút đầu tư về chất xám có đáng để chúng ta mua và mặc hay không?
Chính vì những hành vi trái đạo đức của một số thương hiệu nên khiến cho tất cả các thương hiệu nội địa bị ảnh hưởng. Khi nhắc đến local brands, người ta chỉ đề cập đến sự đại trà, sự đạo nhái, ăn cắp ý tưởng và họ đã quên rằng còn nhiều thương hiệu khác có ý tưởng rất phong phú, lượng chất xám họ đầu tư vào rất nhiều. Nếu hình ảnh của local brands cứ ngày càng xấu đi, các thương hiệu ăn cắp đáng trách một thì người tiêu dùng, ủng hộ những sản phẩm đấy đáng trách mười. Các bạn nên biết là khi các bạn biết rằng món đồ đó là đạo nhái nhưng các bạn vẫn mua những món đồ đấy, là các bạn tiếp tay ủng hộ cho những kẻ cắp, những tên “giẻ rách” sẵn sàng ăn cắp chất xám của người khác vì cái lợi của mình. Và cũng chính vì sự tiếp tay đó thể hiện việc bạn không tôn trọng những người thực sự làm nên cái ý tưởng đấy.
Đạo nhái là không thể tránh khỏi, nhưng nếu mỗi người các bạn ý thức được đâu là thương hiệu đáng để ủng hộ, món đồ nào đáng để xuất hiện trong tủ đồ của mình và đâu là những thương hiệu đáng lên án, tẩy chay thì các bạn đang giúp một phần nào đẩy lùi vấn đề vay mượn, ăn cắp, đạo nhái ý tưởng trong ngành thời trang Việt Nam nói riêng và ngành thời trang Quốc tế nói chung. Và hy vọng các local brands sẽ ngày càng phát triển và mang những sản phẩm độc đáo vươn ra và sánh ngang với các thương hiệu ngoài thế giới, khẳng định vị thế của thời trang Việt Nam trong ngành công nghiệp thời trang Quốc tế.