Những Công ước quốc tế về bản quyền mà Việt Nam tham gia
Trong quá trình hội nhập Việt Nam đã ký kết và gia nhập một số điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan. Việc tham gia các công ước quốc tế là cơ sở để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu quốc tế tại thị trường Việt Nam và ngược lại.
Mục lục
5 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan Việt Nam đã tham gia
Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 5 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể như sau:
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1/3/2007, hiện có 91 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Thuỵ Sỹ về bảo hộ Sở hữu Trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ;
- Hiệp định Trips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 11/1/2007, kể từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, hiện có 157 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả tham gia đàm phán gia nhập WTO.
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 26/10/2004, hiện có 165 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Thuỵ Sỹ về bảo hộ Sở hữu Trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và Hiệp định Thương mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;
- Công ước Genevavề bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 6/7/2005, hiện có 77 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định Thương mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;
- Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 12/1/2006, hiện có 35 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định Thương mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;
Hiện còn 3 Hiệp ước là hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT), Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn mà Việt Nam chưa tham gia. Các đối tác tại các diễn đàn quốc tế, các cuộc đàm phán hiệp định đối tác kinh tế, thương mại song phương và đa phương, đã nêu yêu cầu Việt Nam cam kết tham gia các Hiệp ước trên.
- HC ban hành lệnh tạm thời chống lại Flipkart vì tính năng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản quyền
- Sở hữu trí tuệ và Doanh nghiệp: Sức mạnh tổng hợp của Thương hiệu và Tiếp thị
- Bất chấp đại dịch, số lượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tăng vọt trong năm
- Quy định pháp lý về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Điều ước đa phương có các quy định liên quan trực tiếp đến các vấn đề về nhãn hiệu
Ba Điều ước đa phương có các quy định liên quan trực tiếp đến các vấn đề về nhãn hiệu mà các doanh nghiệp có thể thường phải xem xét tuân thủ và vận dụng trong kinh doanh là: Công ước Paris, Thỏa ước và Nghị định thư Madrid và Hiệp định TRIPS.
Ngoài ra, Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Nice năm 1957 và Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thỏa ước Vienne năm 1973. Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu phân bổ tất cả các chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vào 45 nhóm, bao gồm 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.
Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu phân bổ tất cả các yếu tố đồ họa của nhãn hiệu thành 29 loại, trong đó có 144 phân loại với 1.887 mục. Hai bảng phân loại này luôn được doanh nghiệp lẫn các cơ quan nhãn hiệu quốc gia tham chiếu và vận dụng để tiến hành tra cứu các nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lắp trong các hoạt động liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu.
Mỗi nước tham gia Công ước cam kết đều phải bảo đảm việc bảo hộ các quyền của các tác giả và những người sở hữu bản quyền khác của các tác giả và những người sở hữu bản quyền khác về văn học, khoa học và nghệ thuật bao gồm các tác phẩm viết, các tác phẩm âm nhạc, kịch, điện ảnh, các tranh vẽ, khắc và điêu khắc.