Vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng diễn biến phức tạp
Chỉ có tác giả mới có thể tự bảo vệ chính tác phẩm của mình. Tuy nhiên, không phải tác giả nào cũng am hiểu pháp luật nên khi xảy ra vi phạm liên quan đến bản quyền, họ lúng túng không biết xử lý thế nào, “gõ cửa” ở đâu.
Qua tìm hiểu, tình trạng vi phạm bản quyền phổ biến nhất hiện nay là việc các công ty, nhà xuất bản (NXB) sử dụng tư liệu trong sách tham khảo mà không xin phép tác giả. Trong cuốn sách Ôn tập kiểm tra định kỳ Tiếng Việt 5 (NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) do Nguyễn Thị Lý Kha chủ biên có sử dụng nhiều tác phẩm/đoạn trích của các tác giả như Đỗ Bích Thùy, Nguyễn Ngọc Tư…..mà không xin phép. Đặc biệt, có trường hợp nhà thơ Trần Quốc Toản, người được “cho phép” sử dụng 6 tác phẩm (gồm thơ và truyện) nhưng khi phóng viên liên hệ, ông mới biết.
Tương tự, trong Tập làm văn 4 (NXB ĐHSP, 2014) do GS-TS chủ biên. Lê Phương Nga, sử dụng tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Hữu Hớn, Hà Thị Bình Thanh, Hải Âu, Mai Thị Lịch… Sách Ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt lớp 3, tập 1 (NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) do Nguyễn Thị Lý Kha chủ biên , sử dụng nhiều chất liệu từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trong Vở bài tập Tiếng Việt 2 tập 1 (NXB ĐHSP 2012) do Nguyễn Hải Mi – Trần Thị Hồng Thắm biên soạn có sử dụng bài thơ Ngày em ốm của Hoàng Văn Khánh, truyện ngắn Món quà đặc biệt của Võ Mạnh Hảo. Tất cả đều chưa nhận được sự cho phép của tác giả.
- Hoa hậu Khánh Vân xin lỗi vì vi phạm bản quyền phóng tác ảnh mà quên xin tác giả
- Những hành vi phạm bản quyền tác giả
- Hoa hậu Khánh Vân xin lỗi vì vi phạm bản quyền bức ảnh của tác giả Lưu Trọng Đạt
- Nan giải vấn nạn vi phạm bản quyền thời kỳ công nghệ số
- Vi phạm bản quyền trong nghệ thuật: Những vấn đề chưa được giải quyết
Dù đã lên tiếng từ hơn một tháng trước, nhưng báo chí cũng đã có bài phản ánh khi tác giả Ngô Bá Hòa phát hiện bài thơ “Chiếc áo của cha” xuất hiện trong sách Ngữ văn 7 – Đề kiểm tra và ôn tập của NXB Đại học. Đại học Quốc gia Hà Nội tự xuất bản. Tuy nhiên, đến nay phía NXB Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn im hơi lặng tiếng. Còn tác giả Ngô Bá Hòa cho biết không muốn kiện vì không muốn đẩy sự việc đi xa. Anh nói: “Thật ra tôi không quan tâm nhuận bút bao nhiêu nhưng ít nhất tác giả phải được quyền được biết, phải được thông báo rõ ràng về mục đích sử dụng tác phẩm. Nhưng tôi cũng không muốn kiện cáo vì Tôi biết sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi kết quả không như mong đợi”.
Không chỉ Hoài Hương, Ngô Bá Hòa mà nhiều tác giả còn có thái độ nể nang, sợ phiền phức, mất thời gian nên dù phát hiện tác phẩm của mình bị vi phạm vẫn chọn cách im lặng. Chính sự nể nang này đã vô hình chung tiếp tay cho vi phạm.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các bên trong việc tạo lập, lưu trữ, truyền bá và cung cấp tới công chúng trên môi trường số. Bên cạnh đó tình trạng vi phạm bản quyền “môi trường số” ngày càng trở nên phức tạp. Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả thừa nhận: “Sự tiện lợi của môi trường số và không gian mạng cũng khiến cho vấn nạn vi phạm bản quyền vốn đã và đang là vấn đề ngày càng nhức nhối đối với các quốc gia, không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản/văn học đã có những đơn vị đại diện cho tác giả bảo vệ quyền tác giả như Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC) và Hội Tác giả Phi hư cấu. Tiểu thuyết Việt Nam (VANFA). Như vậy, nếu bạn không am hiểu về luật, hoặc không muốn vướng vào những câu chuyện làm mất “thời gian” thì các trung tâm này chính là giải pháp tối ưu lúc này.