WIPO là gì? Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức WIPO
Quyền SHTT bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thố, chúng tồn tại và được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia theo qui định của pháp luật nước đó. Sự cần thiết phải có một tổ chức quốc tế liên chính phủ để quản lí vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) trên thế giới xuất phát từ bản thân những yếu tố rất đặc thù của các đối tượng này, và cũng từ đó WIPO ra đời góp phần bảo hộ một cách đầy đủ các lợi ích vật chất và tinh thần của những người sáng tạo. Vậy cụ thể WIPO là gì? Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức WIPO được xác định như thế nào?
Mục lục
WIPO là gì?
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (tiếng Anh: World Intellectual Property Organization, viết tắt: WIPO là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy việc sử dụng và bảo vệ các tác phẩm của trí tuệ loài người. Thành lập theo Công ước ký tại Xtôckhôm ngày 14.7.1967, có hiệu lực từ năm 1970. Tổ chức tiền thân là Công ước Pari về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (1883) và Công ước Becnơ về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886).
Sự cần thiết của việc thành lập WIPO
Sự cần thiết phải có một tổ chức quốc tế liên chính phủ để quản lí vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) trên thế giới xuất phát từ bản thân những yếu tố rất đặc thù của các đối tượng này. Bởi quyền SHTT bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thố, chúng tồn tại và được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia theo qui định của pháp luật nước đó.
Nhưng các sản phẩm trí tuệ, trong đó chứa đựng các ý tưởng sáng tạo, thường dễ dàng và cần phải được truyền bá từ nước này sang nước khác.
Hơn nữa, ở một góc độ khác, với thực tế là pháp luật các quốc gia về SHTT ngày càng giống nhau thì nhu cầu phải đơn giản hóa công tác bảo hộ SHTT thông qua việc tiêu chuẩn hóa quốc tế hay hài hòa hóa pháp luật của các nước là một điều cần thiết và nên làm.
Vì thế các chính phủ đã đàm phán và thông qua các điều ước quốc tế đa phương trong các lĩnh vực SHTT khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, tên của điều ước quốc tế được lấy từ địa điểm mà điều ước đó được kí lần đầu tiên (ví dụ như Công ước Paris, Công ước Berne,…) và WIPO được lập ra để quản lí các điều ước quốc tế này.
Công ước thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới được kí tại Stockholm ngày 14/7/1967 và có hiệu lực từ ngày 26/4/1970. Đến 17/12/1974, WIPO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, trụ sở của WIPO đóng tại Geneva, Thụy Sĩ.
Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức WIPO
Tổ chức WIPO có nhiều vai trò đối với các nước thành viên nói riêng và đối với thế giới nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Nhiệm vụ chính của tổ chức là thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, phát minh, quyền tác giả… trên phạm vi toàn thế giới, bảo đảm sự hợp tác về mặt hành chính giữa các liên minh được thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; kết hợp hài hoà luật pháp của các quốc gia trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ; quản lí các hiệp hội chuyên môn về sở hữu trí tuệ (Công ước Pari và các công ước khác). WIPO cũng đã xây dựng thêm các văn bản khác như Thoả ước Mađrit về chống xuất xứ sai nguồn gốc hàng hoá (1891), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (1970), v v. Hiện nay, WIPO quản lí 23 hiệp ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Thông qua WIPO hợp tác quốc tế thúc đẩy việc sáng tạo, truyền bá, khai thác và bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của con người phục vụ sự tiến bộ về xã hội, văn hóa và kinh tế của toàn nhân loại. Tác dụng của nó là đóng góp vào việc cân bằng giữa một bên là khuyến khích tính sáng tạo trên toàn thế giới bằng cách bảo hộ một cách đầy đủ các lợi ích vật chất và tinh thần của những người sáng tạo và một bên là bảo đảm sự tiếp cận hợp lí tới các lợi ích văn hóa, kinh tế – xã hội đem lại từ sự sáng tạo đó trên toàn thế giới.
Tác dụng của nó là đóng góp vào việc cân bằng giữa một bên là khuyến khích tính sáng tạo trên toàn thế giới bằng cách bảo hộ một cách đầy đủ các lợi ích vật chất và tinh thần của những người sáng tạo và một bên là bảo đảm sự tiếp cận hợp lí tới các lợi ích văn hóa, kinh tế – xã hội đem lại từ sự sáng tạo đó trên toàn thế giới.
Hơn nữa, ở một góc độ khác, với thực tế là pháp luật các quốc gia về SHTT ngày càng giống nhau thì nhu cầu phải đơn giản hóa công tác bảo hộ SHTT thông qua việc tiêu chuẩn hóa quốc tế hay hài hòa hóa pháp luật của các nước là một điều cần thiết và nên làm.
Cơ cấu quản trị của WIPO
Các cơ quan của WIPO gồm:
– Đại Hội đồng là cơ quan tối cao của WIPO bao gồm tất cả các quốc gia thành viên. WIPO đồng thời cũng là thành viên Liên minh Pari hoặc Becnơ; có nhiệm vụ định ra phương hướng hoạt động của WIPO qua các thời kỳ; bổ nhiệm tổng giám đốc; phê chuẩn các báo cáo của tổng giám đốc và ủy ban hợp hợp cũng như các biện pháp hành chính liên quan đến hoạt động của WIPO; thông qua ngân sách, tổ chức thực hiện những chức năng tương ứng theo quy định của công ước.
– Hội nghị bao gồm tất cả cá quốc gia thành viên của WIPO, có nhiệm vụ thảo luận công việc liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thông qua các vấn đề tư vấn và ngân sách của Hội nghị…
– Ủy ban phối hợp: có nhiệm vụ tư vấn cho các cơ quan của các liên minh, Đại hội đồng, Hội nghị, tổng giám đốc về các vấn đề hành chính, tài chính và nhiều công việc khác; soạn thảo các văn bản, tài liệu cho Đại hội đồng, lập các chương trình và dự trù ngân sách cho hội nghị của WIPO…
– Văn phòng quốc tế: thực hiện chức năng thư ký của WIPO, đứng đầu là tổng giám đốc với nhiệm kỳ 6 năm
Việt Nam cũng trở thành thành viên của Công ước thành lập WIPO năm 1976, là thành viên từ 2.6.1976, có chương trình hợp tác với WIPO về các lĩnh vực liên quan ngày càng phát triển.