Hoạt động xuất nhập khẩu trong kinh doanh quốc tế
Xuất, nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hội nhập, kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nắm rõ những quy định pháp lý hiện hành về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp bạn thực hiện hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại quốc tế của mình hiệu quả, chính xác và bền vững.
Mục lục
Xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu, nhập khẩu là những hoạt động thương mại kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương được pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Thương Mại, Luật Quản lý Ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Theo định nghĩa tại Điều 28 Luật Thương Mại 2005:
- Tìm hiểu rõ hơn về các quy định kinh doanh quốc tế là gì?
- Các quy định quản lý ngoại thương trong kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh quốc tế – Các biện pháp phòng vệ thương mại
- Các nhà đầu tư tại Trung Đông rót vốn vào các công ty Al
- Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ cao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
“1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Các hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa trong kinh doanh quốc tế
Hoạt động xuất, nhập khẩu được xem là hoạt động kinh doanh nền tảng trong kinh doanh quốc tế. Những hoạt động này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau.
Các hình thức xuất khẩu
Một số hình thức xuất khẩu cơ bản thường xuyên được áp dụng trong các hoạt động động ngoại thương có thể kể đến như:
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu uỷ thác
- Buôn bán đối lưu
- Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư
- Xuất khẩu tại chỗ
- Gia công quốc tế
- Tạm nhập tái xuất
Các hình thức nhập khẩu cơ bản
Song song với những hình thức xuất khẩu hàng hóa, hoạt động nhập khẩu cũng được diễn ra sôi nổi với các hình thức đa dạng như:
- Nhập khẩu trực tiếp
- Nhập khẩu ủy thác
- Buôn bán đối lưu
- Tạm nhập tái xuất
- Nhập khẩu gia công
Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền tự do của thương nhân trong hoạt động kinh doanh thương mại ngoại thương. Quyền này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Nghị định Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
“1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình kinh doanh quốc tế, hãy tham khảo thêm các thông tin pháp lý hiện hành được chúng tôi cập nhật trên những bài viết khác ở trang https://banquyenquocte.com.