Kinh doanh quốc tế – Các biện pháp phòng vệ thương mại
Các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng với những hình thức nhập khẩu trong kinh doanh quốc tế nhằm đảm bảo vệ các thương nhân và hoạt động thương mại trong nước trước các nguy cơ cạnh tranh quá mức. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về các quy định của phòng vệ thương mại hiện hành nay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Phòng vệ thương mại trong kinh doanh quốc tế là gì?
Phòng vệ thương mại trong hoạt động kinh doanh quốc tế là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế của nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia khác vào thị trường của mình. Các biện pháp này sẽ bảo hộ hoạt động thương mại của các thương nhân trong nước, bảo vệ ngành công nghiệp nội địa trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
Nguyên tắc áp dụng phòng vệ thương mại trong kinh doanh quốc tế
Việc quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong kinh doanh quốc tế thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Các nguyên tắc áp dụng những biện pháp phòng vệ được quy định tại Điều 68 Luật Quản lý Ngoại thương 2017:
- Tìm hiểu rõ hơn về các quy định kinh doanh quốc tế là gì?
- Các quy định quản lý ngoại thương trong kinh doanh quốc tế
- Hoạt động xuất nhập khẩu trong kinh doanh quốc tế
- Các nhà đầu tư tại Trung Đông rót vốn vào các công ty Al
- Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng công nghệ cao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
“1. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
3. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
5. Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.”
Các biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam, những biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến có thể được áp dụng bao gồm:
Biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp xác định được hàng hóa bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Biện pháp này bao gồm: Áp dụng thuế chống bán phá giá; Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá.
Biện pháp chống trợ cấp
Biện pháp chống trợ cấp được hướng dẫn tại Điều 83 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 như sau:
“1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;
b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.”
Ngoài hai biện pháp trên, trong hoạt động kinh doanh quốc tế còn có thể áp dụng biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể. Hãy tham khảo thêm những bài viết khác để hiểu rõ hơn về hoạt động này tại trang https://banquyenquocte.com.