Luật bản quyền thương hiệu là gì?
Luật bản quyền thương hiệu là tổng hợp những quy định pháp lý sở hữu trí tuệ hiện hành đối với quyền tác giả của các tác phẩm. Việc nắm rõ các quy định pháp lý này giúp bạn hiểu rõ về quyền tác giả mà mình đang sở hữu, từ đó có hướng khai thác, sử dụng, bảo vệ đối tượng thuộc sở hữu của mình hợp lý, chính xác nhất.
Mục lục
Luật bản quyền thương hiệu quy định những gì?
Luật bản quyền thương hiệu quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với các tác phẩm là đối tượng được bảo hộ. Xoay quanh các vấn đề chính như:
- Căn cứ xác lập quyền tác giả
- Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
- Các quyền cụ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm
- Quy định những hành vi xâm phạm quyền tác giả
- Quy định về các trường hợp được phép sử dụng tác phẩm
- Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả
- Các biện pháp xử lý hình vi xâm phạm bản quyền trái phép
Căn cứ xác lập đối với bản quyền thương hiệu
Thực tế, luật bản quyền thương hiệu là cách gọi thông thường cho những quy định về bản quyền. Pháp luật tổng hợp các quy định điều chỉnh về đối tượng sở hữu trí tuệ (trong đó bao gồm cả quyền tác giả) tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả được phát sinh dựa trên cơ chế tự động, cụ thể như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, đối với quyền tác giả, bạn chỉ cần hoàn thiện tác phẩm sẽ tự phát sinh quyền. Tuy nhiên, việc chứng minh quyền tác giả thuộc về ai khi không may xảy ra tranh chấp tốn nhiều thời gian, công sức và gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, pháp luật khuyến khích các chủ sở hữu đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho những tác phẩm đại diện thương hiệu của mình, để pháp luật ghi nhận và có căn cứ bảo hộ hợp lý nhất.
Cách đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo luật bản quyền thương hiệu không hề khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ một số tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Hồ sơ cần được nộp đến Cục Bản quyền hoặc các văn phòng đại diện của Cục Bản quyền để được xét duyệt, cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Bạn có thể tìm hiểu thêm những quy định của luật bản quyền thương hiệu tại các bài viết khác trên trang https://banquyenquocte.com.