Tìm hiểu về quyền tác giả trên Facebook
Quyền tác giả trên facebook được thực hiện như thế nào là nội dung được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Facebook hiện là trang mạng xã hội toàn cầu lớn nhất thế giới. Với số lượng người dùng đông đảo, facebook đã dần trở thành môi trường chia sẻ thông tin và thực hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán. Vậy liệu những tác phẩm được đăng tải, chia sẻ công khai trên trang mạng xã hội này có được bảo vệ quyền tác giả hay không?
Mục lục
Bảo hộ quyền tác giả trên facebook là gì?
Là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, các tác phẩm mà người dùng chia sẻ trên facebook sẽ tiếp cận được với rất nhiều người xem. Việc đảm bảo quyền tác giả trên facebook đối với các tác phẩm này luôn là vấn đề đau đầu đối với mọi chủ sở hữu.
Bảo hộ quyền tác giả trên facebook đồng nghĩa với việc đảm bảo cho những tác phẩm của bạn không bị xâm phạm trái phép từ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Hoặc bạn có thể áp dụng những biện pháp tự xử lý, hay yêu cầu phía Facebook, hoặc thậm chí nhờ pháp luật can thiệp khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả diễn ra trên trang mạng xã hội này.
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm trên facebook
Thực tế, các tác phẩm đăng tải và chia sẻ trên facebook hầu như đều là những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể tiến hành đăng ký bản quyền tác phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận bảo hộ.
Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền
Hồ sơ đăng ký bản quyền với tác phẩm là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Cụ thể:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền?
Cục Bản quyền và hai văn phòng đại diện của Cục là những địa điểm tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ bản quyền hợp lệ. Bạn có thể nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền bằng nhiều phương thức khác nhau như:
- Nộp bộ hồ sơ giấy trực tiếp đến các địa chỉ tiếp nhận đơn của Cục Bản quyền
- Gửi hồ sơ đến Cục Bản quyền thông qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả thông qua công dịch vụ công trực tuyến
- Hợp tác với đại diện sở hữu trí tuệ để hoàn tất hồ sơ bảo hộ bản quyền
Facebook có cung cấp các công cụ bản quyền hay không?
Ngoài việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để bảo hộ quyền tác giả, bạn còn có thể song song sử dụng công cụ bản quyền mà facebook cung cấp cho người dùng. Tuy nhiên, hiện tại chỉ các trang facebook mới đủ điều kiện và bạn phải là biên tập viên hoặc quản trị viên trang thì mới có thể sử dụng Công cụ bảo vệ bản quyền này. Công cụ bản quyền Rights Manager của Facebook cho phép quản trị viên, biên tập trang có thể:
- Thiết lập quyền sở hữu nội dung bằng cách tải file tham chiếu lên.
- Tạo quy tắc so khớp và quyết định hành động tự động nào sẽ xảy ra khi mọi người tải nội dung khớp lên.
- Cho phép một số người, Trang hoặc tài khoản Instagram cụ thể đăng video khớp với nội dung của bạn.
- Xét duyệt video khớp có thể chứa nội dung bạn sở hữu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách bảo hộ quyền tác giả trên facebook. Tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm cụ thể bạn có thể thực hiện các cách bảo hộ khác nhau. Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại những bài viết khác tại trang https://banquyenquocte.com của chúng tôi.