Nhiều chương trình tại Việt Nam bị tổ chức nước ngoài nộp đơn kiện vì vi phạm bản quyền
Những năm vừa qua, ngày càng có nhiều văn bản về việc các chương trình tại Việt Nam sử dụng bài hát do họ quản lý mà không xin phép, không trả tác quyền do tổ chức quản lý bản quyền âm nhạc quốc tế gửi về. Điều này rất đáng quan ngại trong việc sản xuấ các chương trình của Việt Nam.
Mục lục
Nhiều tổ chức nước ngoài nộp đơn kiện các chương trình tại Việt Nam sử dụng bài hát do họ quản lý
Vào 20.4. SACEM gửi danh sách các tác phẩm thuộc sở hữu của thành viên tổ chức đã được sử dụng tại Việt Nam mà không được sự cho phép của họ. Danh sách ghi rõ tên chương trình, địa điểm, tên tác giả bị sử dụng tác phẩm cùng mã số quản lý tại SACEM. Có thể kể đến Tổ chức PRS (Anh) cũng gửi thư về việc chương trình Futuristic Polar Bears tại Envy Club, Q.1, TP.HCM đã sử dụng tác phẩm của Hayes Luke. Tổ chức GEMA (Đức) gửi thư về chương trình tại Phú Quốc (Kiên Giang) đã sử dụng tác phẩm của thành viên tổ chức này vào ngày 4.1.2019 hay chương trình Kartell tại Savage 112 Xuân Diệu, Hà Nội vào ngày 26.10.2017 đã sử dụng tác phẩm của Thierry Thomas mã số 00700 21 76 99.
Ngày 1.7, ông Satoshi Watanabe, Chủ tịch Tổ chức Quản lý bản quyền âm nhạc JASRAC, có thư gửi Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Trong thư, ông Watanabe cho biết đã nhận được thông báo về tác phẩm âm nhạc Nokoribi (tựa Việt: Tàn tro) được trình diễn tại chương trình Để nhớ một thời ta đã yêu do Tập đoàn Ngọc Việt tổ chức vào tháng 7.2018. Tác phẩm có tác giả là Itsuwa Mayumi và nhà sản xuất L Oreille LTD, đều là thành viên JASRAC. Tuy nhiên, chương trình này chưa được sự cho phép sử dụng tác phẩm của VCPMC – là đơn vị đại diện cho quyền biểu diễn và quyền sao chép các tác phẩm của JASRAC trong lãnh thổ Việt Nam.
- Twitter gặp phải vụ kiện trị giá 250 triệu đô la từ các nhà xuất bản âm nhạc về cáo buộc vi phạm bản quyền
- Sự trả thù của Peppa Pig: Giải thích cách Nga trả đũa các lệnh trừng phạt bằng cách khuyến khích vi phạm bản quyền
- The Autobots vs Cars: Walt Disney kiện các công ty Trung Quốc về vi phạm bản quyền
- Childish Gambino bị cáo buộc vi phạm bản quyền cho bài hát đột phá năm 2018 “This Is America”
- Justin Bieber bị tố vi phạm bản quyền với “10.000 Hours”
Có tới 4 CMO (Các tổ chức đại diện quyền âm nhạc quốc tế) nước ngoài gửi thư về việc chương trình Live for love của Công ty cổ phần kỹ nghệ truyền thông KAIO ngày 20.11.2018 ở Hà Nội không thực hiện quyền tác giả âm nhạc. Trong đó, Tổ chức STIM (Thụy Điển) gửi thư về tác phẩm Breathless và Until you; Tổ chức KODA (Đan Mạch) lên tiếng về tác phẩm No promises và You’re not alone;Tổ chức AMRA (Mỹ) lên tiếng về tác phẩm About you now; Tổ chức PRS (Anh) lên tiếng về 8 tác phẩm khác trong chương trình.
Trước sự việc này, ông Vũ Đình Hưng, Trưởng ban Pháp chế VCPMC, cho biết đơn vị tổ chức cũng không có bất cứ phản hồi nào hoặc đẩy trách nhiệm qua một đơn vị khác. “Mặc dù trung tâm đã liên hệ, gửi văn bản đến đơn vị tổ chức đề nghị trả tiền, khắc phục, nhưng mọi cố gắng, nỗ lực đều không có kết quả. Cũng có trường hợp trung tâm không thể liên hệ ban tổ chức”.
Quy định pháp luật còn nhiều bất cập
Theo thống kê của VCPMC từ tháng 12.2015 tới nay, có 132 chương trình biểu diễn trong nước bán vé và công khai trên phương tiện truyền thông vi phạm quyền tác giả âm nhạc. Đặc biệt từ khi Nghị định 142/2018 có hiệu lực, số tiền nhuận bút thu cho các tác giả từ hoạt động biểu diễn sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2017, tổng số tiền thu về là 7,757 tỉ đồng, đến năm 2018 giảm còn 6,19 tỉ đồng và năm 2019 chỉ thu được 4,97 tỉ đồng.
Nghị định 142/2018 đã bãi bỏ thủ tục quy định tại Nghị định 15/2016 về nghệ thuật biểu diễn quy định trong hồ sơ cấp phép biểu diễn đơn vị tổ chức phải gửi văn bản thỏa thuận với người đang nắm quyền sở hữu bài hát trước đây. Cục Nghệ thuật biểu diễn và Bộ VH-TT-DL giải thích rằng việc bãi bỏ nhằm giảm thủ tục hành chính.
Hiện nay , theo dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 79/2012 và Nghị định 15/2016., quy định về văn bản thỏa thuận tác quyền với người nắm quyền sở hữu bài hát vẫn không thay đổi. Có nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước có thể cấp phép cho biểu diễn tác phẩm mà không cần văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu và ban tổ chức chương trình. Ông Vũ Đình Hưng cho biết “Điều này dẫn đến việc các đơn vị cứ xin cấp phép, cứ biểu diễn rồi không thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền. Nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn có thái độ thiếu hợp tác, dù cơ quan nhà nước mời làm việc nhiều lần cũng không đến, hoặc kiếm lý do trì hoãn, hoặc có làm việc nhưng không tuân thủ nội dung biên bản làm việc… Tình trạng đó khiến cho việc xử lý vi phạm khó giải quyết dứt điểm hoặc không thể giải quyết, hoặc phải chuyển sang giải quyết bằng vụ kiện dân sự, tiếp tục kéo dài và bất cập”.
Các CMO gia tăng đơn thư về vi phạm tác quyền, vi phạm trong nước cũng gia tăng, theo nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Hà Nội “ việc đuổi theo các đơn vị tổ chức biểu diễn để đòi tiền sau đêm diễn hiệu quả rất thấp. Phải siết ngay từ khi cấp phép. Khi tôi còn làm Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Hà Nội, tôi cứ phải yêu cầu nộp tiền cho chương trình rồi mới cấp phép”.
Hiện nay, Nhạc sĩ không đồng ý cho hát, Sở vẫn cấp phép biểu diễn. Tháng 7.2019, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc cấp phép cho chương trình “Tôn vinh Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019” được biểu diễn bài hát Sống như những đóa hoa của nhạc sĩ Tạ Quang Thắng dù trước đó, khi nhận được email xin sử dụng bài hát, nhạc sĩ này đã gửi email từ chối.
Việc kiện ra tòa về các vi phạm tác quyền âm nhạc gần như đang giậm chân tại chỗ. Từ năm 2018 đến nay, VCPMC đã khởi kiện 8 vụ, nhưng chưa có vụ kiện nào được đưa ra xét xử. Trong đó, vụ đi xa nhất trên hành trình tố tụng là vụ kiện Công ty cổ phần truyền thông Show Thăng Long Việt Nam, đơn vị tổ chức live concert Quang Hà – Trăm năm không quên (2017). Đến nay, tòa triệu tập hòa giải 2 lần, nhưng chỉ nguyên đơn có mặt, còn bị đơn vắng mặt cả hai lần.
Thực trạng này là vô cùng quan ngại, cần sự ra tay ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm ở Việt Nam. Nếu cứ tiếp diễn thì uy tín của các chương trình ở Việt Nam giảm suốt, bị quốc tế đánh giá thấp. Đồng thời các nhà làm luật cần cân nhắc, xem xét trên thực tế để không còn những lổ hổng trong quy định pháp luật về vấn đề này.