Các nội dung được bảo hộ theo luật bản quyền là gì?
Nội dung của luật bản quyền là gì chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đang muốn bảo vệ và khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Để nắm bắt các thông tin cơ bản về luật bản quyền nhằm áp dụng vào thực tiễn bảo hộ quyền tác giả, hãy tham khảo ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Luật bản quyền là gì?
Luật bản quyền là từ ngữ thường xuyên được sử dụng dùng để chỉ các quy định pháp luật về quyền tác giả. Thực tế, những quy định này được bao hàm tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mà mình sở hữu. Pháp luật tổng hợp và có những quy định hướng dẫn chi tiết để các bên có thể áp dụng, điều chỉnh mối quan hệ đối với loại quyền sở hữu trí tuệ này. Theo đó, những nội dung chính của luật này bao gồm:
- Xác định các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
- Quy định về căn cứ phát sinh của quyền tác giả
- Những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
- Các quy định về sử dụng, chuyển nhượng đối với quyền tác giả của tác phẩm
- Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình
- Cơ chế bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm
- Thời hạn, hình thức bảo hộ quyền tác giả
Đối tượng nào được luật bản quyền bảo hộ?
Đa số các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đều là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, pháp luật cũng liệt kê cụ thể một số đối tượng không thuộc bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bao gồm:
“1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”
Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả cũng được liệt kê chi tiết tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Cơ chế phát sinh bảo hộ quyền tác giả như thế nào?
Quyền tác giả là một trong những loại quyền sở hữu trí tuệ quan trọng. Căn cứ phát sinh quyền tác giả được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, có thể thấy quyền tác giả được phát sinh trên cơ chế tự động, không cần thông qua bất kỳ một thủ tục pháp lý nào với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Pháp luật bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân của tác giả, trừ quyền “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.”.
Quyền tài sản và quyền “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” có thời hạn bảo hộ tùy thuộc vào loại hình tác phẩm. Cụ thể, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;”
Trên đây là những nội dung cơ bản giúp bạn có góc nhìn rõ hơn về các quy định của luật bản quyền là gì. Pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn còn khá mới vs những quy định pháp lý quan trọng, bạn có thể dành thời gian tìm hiểu thêm các bài viết khác trên trang https://banquyenquocte.com/ về vấn đề này.