Luật bản quyền sách và cách bảo hộ bản quyền sách
Luật bản quyền sách thường được dùng để chỉ những quy định pháp lý về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm sách. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sách là một trong những quan tâm hàng đầu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sách trong quá trình sáng tạo cũng như khai thác giá trị của tác phẩm.
Mục lục
Áp dụng luật bản quyền sách như thế nào?
Áp dụng luật bản quyền sách là việc áp dụng những quy định pháp lý về quyền tác giả với tác phẩm sách theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản pháp lý liên quan khác. Các quy định này xoay quanh việc:
- Xác định hình thức thể hiện của tác phẩm.
- Các điều kiện để tác phẩm sách được bảo hộ quyền tác giả.
- Các quy định định về việc sử dụng, khai thác quyền nhân thân, quyền tài sản đối với tác phẩm sách.
- Căn cứ phát sinh quyền, cách thức, trình tự đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
- Thời hạn bảo hộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ.
- Các quy định về xử lý xâm phạm bản quyền sách.
Cách đăng ký bảo hộ theo luật bản quyền sách?
Đẻ bảo vệ tác phẩm theo luật bản quyền sách, bạn cần xác định được phương thức phát sinh quyền mà pháp luật quy định, cũng như thực hiện các thủ tục cần để để bổ trợ cho quá trình sử dụng, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm sách.
Bản quyền sách phát sinh như thế nào?
Cơ chế phát sinh quyền tác giả đối với mọi loại tác phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Cụ thể:
“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Đăng ký bản quyền sách cần tài liệu như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền sách giúp chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hợp pháp. Đây là loại tài liệu pháp lý quan trọng chứng minh quyền sở hữu. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).
- Hai bản sao tác phẩm sách đăng ký quyền tác giả
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung
Có thể đăng ký bản quyền sách online được không?
Ngoài nộp hồ sơ giấy đến các địa chỉ tiếp nhận đơn đăng ký quyền tác giả hợp pháp của Cục Bản quyền trên toàn quốc, bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục này trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền tác giả là thủ tục công mức độ 3. Bạn cần đăng ký tài khoản cũng như chữ ký số để hoàn tất hồ sơ trực tuyến.
Trình tự nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công khá đơn giản, trải qua 05 bước chính sau:
- Cung cấp thông tin người tiến hành hồ sơ, và các chủ thể liên quan đến quyền tác giả của tác phẩm
- Điền form các nội dung đăng ký bảo hộ
- Đính kèm file chứa thành phần các loại tài liệu trong bộ hồ sơ
- Chọn hình thức chuyển nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
- Ký xác nhận, nộp hồ sơ
Ngoài ra, luật bản quyền sách cũng cho phép các chủ sở hữu tác phẩm thực hiện thủ tục này thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp. Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại các bài viết liên quan tại trang https://banquyenquocte.com/