Tổng hợp các Điều ước về Luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình đặc biệt quan trọng được đại đa số các quốc gia trên thế giới công nhận và xác lập quy định bảo hộ. Trong thời buổi hội nhập quốc tế, để việc bảo hộ quyền được đồng nhất, các điều ước về luật sở hữu trí tuệ quốc tế ra đời giúp cho các quốc gia thành viên có thể thống nhất quy định về vấn đề sở hữu trí tuệ. Cùng tìm hiểu một số các Điều ước quốc tế thường xuyên được áp dụng trong quá trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Để thống nhất về các quy định luật sở hữu trí tuệ quốc tế, ngày 14/07/1967, Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế được ký kết thành lập tại Stockholm. Công ước Stockholm bao gồm 21 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, thành viên của WIPO, cơ cấu tổ chức của WIPO và các điều khoản pháp lý liên quan khác. Công ước Stockholm chính là cơ sở thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Trên cơ sở này, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ra đời và đã thực hiện các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật quốc tế.
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
Công ước Paris là công ước quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể. Công ước được ký kết tại Paris vào ngày 20 tháng 3 năm 1883. Với 46 điều khoản tập trung vào vấn đề bảo hộ theo nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các quốc gia. Cụ thể, theo quy định của Điều 2 Công ước Paris:
- Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế
- Các xu hướng Internet AR, VR và nhập vai lớn nhất năm 2024
- 10 xu hướng an ninh mạng lớn nhất năm 2024
- EU cảnh báo Elon Musk về các hình phạt vì thông tin sai lệch lan truyền trên X trong bối cảnh chiến tranh Israel-Hamas
- AI sáng tạo được sử dụng như thế nào để chống lại sự mất mát công lý tại Dự án Vô tội ở California
“(1) Trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công dân của bất kỳ nước thành viên nào cũng đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định mà; hoàn toàn không ảnh hưởng đến các quyền được quy định riêng trong Công ước này. Do đó, họ được hưởng sự bảo hộ và công cụ bảo vệ pháp luật chống mọi hành vi xâm phạm quyền của mình như những công dân của nước thành viên khác, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân nước đó.
(2) Tuy nhiên, không thể đặt ra cho công dân của các nước thành viên của Liên minh bất cứ điều kiện nào về việc cư trú hoặc việc đặt trụ sở tại nước được yêu cầu bảo hộ để được hưởng bất kỳ quyền sở hữu công nghiệp nào.
(3) Các quy định liên quan đến các đòi hỏi về thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định người đại diện nếu có trong luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước thành viên được bảo lưu tuyệt đối.”
Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp quan trọng. Thông qua các hoạt động thương mại quốc tế, việc bảo hộ nhãn hiệu theo quy định luật sở hữu trí tuệ quốc tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Thỏa ước Madrid ra đời nhằm thành lập Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.
.Thông qua thỏa ước này, công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hoá và dịch vụ, đã được đăng ký tại nước xuất xứ , bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ (WIPO) được quy định tại Công ước Stockholm thông qua sự trung gian của Cơ quan tại nước xuất xứ.
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Công ước Berne được ký kết vào năm 1886 tại Thụy Sĩ, đây là một trong các thỏa thuận đa quốc gia đầu tiên trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả của quyền sở hữu trí tuệ. Công ước này quy định về những nguyên tắc chủ đạo bao gồm:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia
- Nguyên tắc bảo hộ tự động
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập
Trên đây là một số các thông tin cơ bản về những điều ước của luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Để có thể tìm hiểu chi tiết nội dung của từng điều ước trên, bạn có thể tham khảo tại những bài viết khác ngay tại trang https://banquyenquocte.com của chúng tôi.