Tìm hiểu rõ hơn về các quy định kinh doanh quốc tế là gì?
Hoạt động kinh doanh quốc tế là gì vẫn là thắc mắc chung của nhiều chủ thể trong quá trình chuẩn bị và phát triển kinh doanh. Để tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, bạn không chỉ cần đáp ứng những quy định pháp luật của Việt Nam mà còn phải tôn trọng các quy định pháp luật của quốc gia khác, cũng như những quy chế quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên.
Mục lục
Nên hiểu kinh doanh quốc tế là gì?
Hoạt động kinh doanh được định nghĩa tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là: “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”.
Hoạt động thương mại quốc tế được hiểu rộng ra là những hoạt động kinh doanh với phạm vi quốc tế, vượt ra khỏi vùng lãnh thổ của quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động này cũng được xem là loại hình hoạt động ngoại thương được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương:
“Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Các hoạt động chính của kinh doanh quốc tế là gì?
Hoạt động chính của mua bán hàng hóa quốc tế, kinh doanh quốc tế chính là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và những hoạt động khác liên quan:
- Xuất khẩu được hiểu là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Ngoài xuất khẩu và nhập khẩu, các hoạt động kinh doanh quốc tế còn được thực hiện bởi những hoạt động như: Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá; chuyển khẩu hàng hóa…
Các biện pháp phòng vệ thương mại trong kinh doanh quốc tế
Khi cho phép hàng hóa, công nghệ của quốc gia khác du nhập vào thị trường nội địa, một mặt có thể làm tăng trưởng phát triển kinh tế; mặt khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp nội địa khi không đủ sức cạnh tranh. Các biện pháp phòng vệ thương mại được quy định nhằm đảm bảo cân bằng cho các hoạt động kinh doanh tại trị trường Việt Nam, đảm bảo môi trường kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
- Biện pháp chống bán phá giá
- Biện pháp chống trợ cấp
- Biện pháp tự vệ do
Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017: “Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.”
Hy vọng với những thông tin pháp lý trên, bạn đã có thể hình dung hoạt động kinh doanh quốc tế là gì. Để đi sâu hơn vào các quy định của từng loại hoạt động kinh doanh quốc tế cụ thể, bạn có thể trực tiếp tham khảo những bài viết khác ngay tại trang https://banquyenquocte.com của chúng tôi.